Ngày 20-9, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn công tác quản lý và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Phúc Thọ. Đây là hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của Thủ đô.
Hội nghị tập huấn công tác quản lý và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: H.L |
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, du lịch văn hóa được xác định là một trong những ngành công nghiệp văn hóa cần được đẩy mạnh phát triển thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng. Thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác.
Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17-3-2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 63/KH-SDL ngày 11-5-2021 của Sở Du lịch về “Nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, Sở Du lịch tổ chức 5 hội nghị Tập huấn công tác quản lý và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 tại các huyện: Thạch Thất, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây.
Trong hội nghị tập huấn đầu tiên diễn ra tại huyện Phúc Thọ, bà Trần Thị Lan, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu phát triển du lịch và Chuyên gia đào tạo về định hướng, nghiệp vụ và phát triển du lịch - Giám đốc Công ty Du lịch Travelogy Việt Nam Vũ Văn Tuyên chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch cho người dân và cộng động làm du lịch.
Các chuyên gia du lịch và đại diện cộng đồng làm du lịch tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: H.L |
Các chuyên gia lưu ý, để chất lượng dịch vụ du lịch được nâng cao, người dân cần phát huy vai trò của cộng đồng, thế mạnh bản sắc văn hóa của địa phương; tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch hấp dẫn từ điểm đến, lưu trú, ẩm thực, mua sắm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và người dân cần chung tay trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan, ứng xử văn minh…
Tại hội nghị tập huấn, các học viên được truyền đạt và thực hành 2 nội dung, đó là kỹ năng thuyết minh, giới thiệu về sản phẩm du lịch, tổ chức hoạt động tại điểm đến du lịch; và kỹ năng quản lý điểm đến và phát triển sản phẩm du lịch theo đặc thù của mỗi địa phương.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin