Cách đây hơn 75 năm, vào ngày Chủ nhật 06-01-1946, bằng cả niềm vui, sự háo hức chờ đợi bấy lâu, toàn thể Nhân dân Việt Nam ta từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam, nữ nô nức đi bỏ lá phiếu của mình, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ ở nước ta.
Ngày 23/5/2021, ngày hội bầu cử lần thứ XV, đi vào lịch sử khi đất nước chuyển từ thời kỳ phát triển để tạo thế và lực sang giai đoạn phát huy đến mức cao nhất tất cả các thế và lực đã tích lũy được để có thể phát triển đột phá. Chính vì vậy, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ ghi dấu một chặng đường hết sức có ý nghĩa, mang tính bản lề trong tiến trình phát triển, góp phần quan trọng hiện thực hóa khát vọng vươn lên của cả dân tộc.
Trong không khí nô nức ấy, gần 70 triệu cử tri đã thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng, bỏ phiếu bầu ra 500 đại biểu Quốc hội, gần 4.000 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và thành phố, hơn 20 nghìn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện và hơn 240 nghìn đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường đại diện cho mình tại Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hơn 930 nghìn người dân Thái Nguyên đã hòa cùng bầu không khí của ngày hội lớn toàn dân để bầu ra 7 đại biểu Quốc hội, hơn 4.450 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo đánh giá của đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh Ủy, Chú tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh ngay sau khi kết thúc cuộc bầu cử: “Có thể nói rằng không khí bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh ngày 23-5 diễn ra rất sôi nổi, bảo đảm dân chủ, an toàn, đúng luật”. Và không chỉ thành công, cuộc bầu cử lần này còn để lại những dấu ấn “đặc biệt” không thể nào quên.
Cuộc bầu cử lần này được cho là rất đặc biệt. Lần đầu tiên chúng ta tiến hành một cuộc bầu cử trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 ở mức độ nguy hiểm khiến nhiều nơi phải thực hiện cách ly, giãn cách xã hội…, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cuộc bầu cử đã diễn ra dân chủ, đúng luật, an toàn và tiết kiệm.
Đến ngày 23/5/2021, toàn tỉnh còn 1.439 khu vực bỏ phiếu, giảm 4 khu vực bỏ phiếu do giải thể vì ảnh hưởng của dịch Covid – 19. Qua kiểm tra, nắm bắt của UBBC tỉnh, tất cả 1.439 khu vực bỏ phiếu trên toàn tỉnh đã tiến hành làm lễ khai mạc trang trọng, thực hiện trình tự các bước đúng theo quy định và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid – 19 theo 5 tình huống đã được UBBC tỉnh hướng dẫn.
Tại xã Dương Thành, huyện Phú Bình, nơi thực hiện cách ly xã hội đối với 6 xóm là Phẩm 1, Phẩm 2, Phẩm 3, Phẩm 4, Giàng và Phú Dương 2, được lực lượng chức năng, thành viên tổ bầu cử chủ động, tích cực chu toàn các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trước, trong và sau bầu cử.
Phát hiện ra 02 ca dương tính với Covid -19 chỉ vài ngày trước ngày bầu cử đã gây những khó khăn nhất định cho công tác bầu cử trên địa bàn xã Dương Thành, tuy nhiên với sự chỉ đạo sâu sát của UBBC tỉnh, UBBC huyện Phú Bình, cùng sự chủ động của địa phương, đến 16 giờ ngày 23/5, 1.783/1.783 cử tri tại 4 đơn vị bầu cử nằm trong vùng cách ly xã hội thuộc 6 xóm của xã Dương Thành đã hoàn thành việc bầu cử, đạt tỷ lệ 100%. Đối với nhiều cử tri nơi đây, đây sẽ là kỳ bầu cử đáng nhớ.
Cũng theo thống kê của UBBC tỉnh, tính đến sáng ngày 23/5, toàn tỉnh có trên 10.000 trường hợp F1, F2 và F3 phải thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. UBCB các cấp, các khu vực bầu cử đã bố trí các hòm phiếu phụ để di chuyển đến với các khu vực cử tri không thể đến điểm bỏ phiếu, như khu vực cách ly tập trung do phòng, chống dịch COVID-19, bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế và thực hiện nghiêm các quy trình an toàn phòng, chống dịch, quy định của Luật Bầu cử...
Đối với các trường hợp cách ly tập trung, căn cứ số lượng cử tri và tình hình diễn biến của dịch bệnh, một số điểm đã được chỉ đạo thành lập tổ bầu cử và khu vực bỏ phiếu; số còn lại thực hiện bỏ phiếu thông qua hòm phiếu phụ.
Dịch bệnh không làm mất đi khí thế và niềm tự hào của mỗi công dân trong ngày hội trọng đại của dân tộc, mà còn cho thấy sự đồng tâm, hiệp lực, sự đoàn kết, ủng hộ của toàn dân, ý thức và trách nhiệm cao trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Đại đoàn kết toàn dân, chính là cội nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam - bài học kinh nghiệm này đã được đúc rút qua lịch sử phát triển của đất nước và tiếp tục phát huy, tỏa sáng trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại, Thái Nguyên đã tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tuyến, kết nối với điểm cầu của từng xã, phường, đảm bảo giãn cách, không tụ tập đông người. Việc chuyển hình thức tiếp xúc cử tri được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng là do các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã nhanh chóng triển khai học tập, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm từng bước xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, qua đó chứng minh quyết tâm và hành động của tỉnh đầu tiên trong cả nước ra mắt Ngày Chuyển đổi số, ngày 31-12.
Không những hỗ trợ tiếp xúc cử tri, các địa phương trong toàn tỉnh cũng đẩy mạnh các hội nghị trực tuyến để lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Thông qua họp trực tuyến, các nội dung được triển khai đầy đủ, kịp thời, lãnh đạo huyện nắm bắt thông tin ở cơ sở và có chỉ đạo tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, huyện cũng tăng cường tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử bằng hình thức trực tuyến.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc ứng dụng công nghệ hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và vẫn đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử của ứng cử viên và nhu cầu của cử tri. Ngoài ra, việc tăng cường tiếp xúc, truyền tải chương trình hành động qua các kênh truyền thông đại chúng, trong đó nhiều ứng cử viên được hỗ trợ đăng tải lên các báo điện tử, mạng xã hội cũng là điểm rất hay.Trong giai đoạn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị càng đẩy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá bầu cử. Lợi dụng bùng nổ và lan tỏa thông tin mạnh mẽ trên mạng xã hội, các thế lực thù địch lợi dụng các nền tảng này để kích động, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử... Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 từ tỉnh đến các đảng bộ trực thuộc đã sớm triển khai các biện pháp nắm tình hình, đấu tranh hiệu quả.
Trong giai đoạn bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị càng đẩy mạnh việc tuyên truyền, xuyên tạc, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để chống phá bầu cử. Lợi dụng bùng nổ và lan tỏa thông tin mạnh mẽ trên mạng xã hội, các thế lực thù địch lợi dụng các nền tảng này để kích động, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử... Ban Chỉ đạo (BCĐ) 35 từ tỉnh đến các đảng bộ trực thuộc đã sớm triển khai các biện pháp nắm tình hình, đấu tranh hiệu quả.
Các thế lực thù địch, tổ chức phản động, đối tượng cơ hội chính trị dụng triệt để không gian mạng để tuyên truyền những quan điểm, luận điệu xuyên tạc. Chúng lập hàng loạt những trang website như: http://www.quochoivn.org, trang fanpage “Quốc hội – Việt Nam dân chủ 2021” (http://www.facebook/quochoivn) để khuếch trương thanh thế, tuyên truyền, lôi kéo thành viên và tổ chức tuyển dụng, đào tạo chuyên viên truyền thông. Tán phát hàng chục tài liệu xuyên tạc về bầu cử như “Thư giới thiệu Hiến pháp Việt Nam và Tổng tuyển cử quốc gia năm 2021”, “Pháp lệnh bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng địa phương”.v..v. Chúng còn xuyên tạc, chỉ trích việc giới thiệu đề cử các đại biểu; tìm cách lôi kéo người dân không đi bầu cử mà tham gia “phong trào tự ứng cử”.Từ kinh nghiệm trong đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội XIII của Đảng, trong cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, BCĐ 35 các đảng bộ trực thuộc đã chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến cuộc bầu cử được dư luận quan tâm, giải quyết kịp thời các tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Từ kinh nghiệm trong đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trước thềm Đại hội XIII của Đảng, trong cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, BCĐ 35 các đảng bộ trực thuộc đã chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng xã hội, những vấn đề phức tạp phát sinh liên quan đến cuộc bầu cử được dư luận quan tâm, giải quyết kịp thời các tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Ấn tượng nhất chính là chất lượng người được cơ quan, các tổ chức, nhân dân giới thiệu tham gia ứng cử. Ngay từ khâu giới thiệu người ứng cử, đến khi lập danh sách đã có những thay đổi mạnh mẽ về chất lượng đại biểu. Số ứng cử viên có học hàm, học vị tăng gần 15% so với nhiệm kỳ 2016-2021 và tăng 34% so nhiệm kỳ 2011-2016. Đặc biệt, có trên 60% người ứng cử đã qua đào tạo cử nhân và cao cấp lý luận chính trị, tăng gần trên 10% so với nhiệm kỳ trước và tăng gần 50% so với nhiệm kỳ 2011-2016. Có thể thấy các tiêu chuẩn học vấn của người ứng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ này đã có sự chuyển biến căn bản về chất lượng.
Danh sách 7 đại biểu Quốc hội khóa XV tại 3 đơn vị bầu cử trên địa bàn tỉnh đã được công bố trong Nghị quyết số 748/NQ-HĐBCQG của Hội đồng Bầu cử Quốc gia về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, chiều 10/6/2021. Đây là những đại biểu của lòng dân đã được dân bầu, dân tín nhiệm, trở thành người đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân.
Ngày 27/5/2021, UBBC tỉnh đã công bố Nghị quyết số 188/NQ-UBBC, công bố kết quả bầu cử và danh sách người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Trong số 105 người ứng cử, các cử tri đã bầu ra được 66 đại biểu. Trong đó, đại biểu có số phiếu bầu đạt tỷ lệ cao nhất với 99,26%, là đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, ứng cử tại đơn vị bầu cử số 11. Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV cũng đã được gửi về Hội đồng bầu cử Quốc gia trước ngày 30/5 theo quy định. Kết quả sơ bộ, như sau: đối với 03 đại biểu Trung ương gửi về: Trúng cử với tỷ lệ phiếu cao (trên 75%); đối với 04 đại biểu ở tỉnh: Trúng cử đảm bảo đúng cơ cấu định hướng dự kiến (tỷ lệ phiếu thấp nhất là 56%, cao nhất là 85%).
Trong ngày bầu cử, đông đảo cử tri trên mọi miền Tổ quốc đã thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, lựa chọn những đại biểu đủ đức, đủ tài, tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước. Thông qua những đại biểu đại diện của mình, người dân có thể tham gia vào quá trình xây dựng luật pháp, chính sách, triển khai và giám sát quá trình thực hiện, cũng như trực tiếp hưởng lợi từ các chủ trương, chính sách đó.
Một nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới đã sẵn sàng. Cử tri mong mỏi các đại biểu sẽ gần dân, vì dân, nỗ lực hết mình sao cho thật xứng đáng với mỗi lá phiếu, với niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri, góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển phồn vinh.
Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực như ngày hôm nay. Kết quả ấy có được là sự nỗ lực, cố gắng của cả dân tộc. Những đại biểu đại diện cho người dân tham gia vào Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có trọng trách rất quan trọng là góp phần hiện thực hóa khát vọng bứt phá vươn lên của cả dân tộc, đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Một kỳ bầu cử thành công và “đặc biệt” khép lại cũng là lúc mở ra một chặng đường mới nơi niềm tin và sự mong đợi của cử tri gửi trọn vào những đại biểu của mình. Và chắc chắn rằng, những đại biểu trúng cử sẽ nhận thức rõ và không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt trọng trách trước cử tri, nhân dân, góp phần đưa đất nước bước vào giai đoạn mới phát triển mạnh mẽ hơn nữa./.