Núi Pháo cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa Cao Lan ở Hà Thượng
.

Núi Pháo cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa Cao Lan ở Hà Thượng

TNĐT 11:16, 23/12/2023
 

Gần 10 năm, chúng tôi mới có dịp trở lại xóm Suối Cát, xã Hà Thượng (Đại Từ). Con đường vào Nhà văn hóa xóm được mở rộng, đổ bê tông rộng rãi; ruộng đồng tươi tốt, nhà cửa của người dân được xây dựng khang trang… Nhưng ấn tượng hơn cả là khi chúng tôi được Phòng Quan hệ cộng đồng, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Công ty Núi Pháo), mời tham quan góc trưng bày văn hóa dân tộc Cao Lan ở Nhà văn hóa xóm Suối Cát - Không gian văn hóa đó có sự đóng góp không nhỏ của Công ty.

 
 

Ngược thời gian, vào tháng 3-2014, chúng tôi được tham dự Lễ ra mắt góc trưng bày các hiện vật của người dân tộc Cao Lan ở Nhà văn hóa xóm 6 (nay là xóm Suối Cát).

 

Phần lớn hiện vật ở đây là do người dân ở nhiều xã trên địa bàn huyện hiến tặng. Sau đó, cán bộ Công ty Núi Pháo đã nhờ cơ quan chức năng của huyện, tỉnh tham vấn; tổ chức tham quan, học tập mô hình trưng bày của một số bảo tàng, nhà trưng bày không chỉ ở Thái Nguyên mà ở cả Hà Nội, Hòa Bình.

 
 

Thời gian trôi qua làm cho góc trưng bày văn hóa dân tộc Cao Lan ở Nhà văn hóa Suối Cát bị xuống cấp, hư hại nhiều. Bởi vậy, Công ty Núi Pháo tiếp tục hỗ trợ địa phương 69 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp góc trưng bày văn hóa dân tộc Cao Lan.

 
 

Ông Tạc Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Hà Thượng, cho biết: Đồng bào dân tộc Cao Lan chiếm 34% dân số của xã. Cùng với tuyên truyền, vận động bà con tích cực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, chúng tôi tích cực tuyên truyền nhân dân trong xã giữ gìn, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị. Đồng hành với chúng tôi trong công tác này là Công ty Núi Pháo. Công ty không chỉ hỗ trợ về kinh phí mà còn cử cán cùng với địa phương trong suốt quá trình sưu tầm, xây dựng góc trưng bày. Chúng tôi hy vọng góc trưng bày văn hóa dân tộc Cao Lan có thể giúp thế hệ trẻ, cộng đồng lân cận và du khách hiểu thêm về các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số, những tinh hoa của người dân tộc đã được vun đắp qua hàng nghìn năm để tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, của con người Việt Nam.

 
 

Chị Trần Thúy Quỳnh, cán bộ Cộng đồng - Công ty Núi Pháo, cho biết: “Để hoàn thành không gian văn hóa đa dạng và phong phú của người dân tộc Cao Lan, từ năm 2013, chúng tôi cùng với nhiều người cao tuổi dân tộc Cao Lan, tiêu biểu là các bác Hoàng Văn Đường, Tạc Văn Ngân, Nguyễn Văn Sơn, Đào Thị Tâm, dày công đến nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, hiện vật văn hóa của người Cao Lan mang về. Khi tài liệu, hiện vật đã khá phong phú, chúng tôi tìm đến một số bảo tàng, cơ quan văn hóa để tham quan, học tập, tham vấn xây dựng không gian văn hóa đồng bào Cao Lan ở Nhà văn hóa xóm Suối Cát”.

 
 

Đó là vật không thể thiếu trong các nghi lễ cúng tế của người dân tộc Cao Lan. Nhìn vào bộ tranh, chúng ta dễ dàng nhận thấy tín ngưỡng và quan niệm về vũ trụ của họ nhưng tựu trung lại, tất cả những gì chúng tôi được nhìn ngắm vẫn là nét mộc mạc, giản dị, gần gũi rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Lan…

 

Ông Tạc Văn Ngân, 93 tuổi, người dân tộc Can Lan, xóm Suối Cát, xã Hà Thượng, xúc động khi nhìn thấy bộ trang phục mà vợ chồng ông đã hiến tặng xóm để trưng bày tại đây. Ông nói: Đây là bộ váy mà vợ tôi đã mặc trong ngày cưới, lúc đó bà ấy mới 23 tuổi. Dù nay vợ tôi đã không còn, tôi thì ở tuổi “gần đất xa trời”, nhìn thấy bộ trang phục, biết bao kỷ niệm vui, buồn lại ùa về.

 
 
 
 

Đồng bào Cao Lan là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất sinh sống tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên). Nhờ phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi, thương mại, đến nay, cơ bản không còn hộ nghèo ở Hà Thượng, nhưng nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc trưng của dân tộc này ngày càng bị mai một.

Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào, trong đó có Công ty Núi Pháo. Nhiều năm qua, Công ty không chỉ chung tay, góp sức cùng địa phương trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, mà còn tích cực tham gia gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

 
 

Trong cuộc sống, có nhiều thứ không thể đo đếm được bằng những con số định lượng nhưng nhìn vào góc trưng bày các hiện vật của người dân tộc Cao Lan ở Nhà văn hóa xóm Suối Cát, ai cũng có thể cảm nhận được giá trị to lớn, tình cảm, tâm huyết của cả người trao và người nhận.

 
 

Từ khóa:

Công ty Núi Pháo

gìn giữ nét đẹp

văn hóa Cao Lan

Hà Thượng

Đại Từ


Xem thêm bình luận