Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Leicester (Anh) và Haifa (Israel), những việc tưởng chừng vô hại như bật điện để đi vệ sinh vào ban đêm có thể làm thay đổi tới nhịp sinh học của chúng ta và làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Việc sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm sẽ khiến nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi và làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Internet.
Các nhà khoa học người Anh và Israel đã phát hiện ra rằng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm khiến các tế bào trong cơ thể chúng ta phải hoạt động quá sức. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng những người công nhân thường xuyên làm việc ca đêm có nguy cơ bị ung thư vú và tuyến tiền liệt cao hơn những công nhân làm vào ban ngày. Nhưng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cho rằng thậm chí ánh sáng nhân tạo trong thời gian ngắn vào ban đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên chuột tại phòng thí nghiệm thuộc trường đại học Leicester (Anh). Trong những thí nghiệm này, những con chuột sẽ được chiếu ánh sáng nhân tạo trong vòng 1 giờ/đêm. Sau đó, những con chuột này sẽ được so sánh với những con chuột không chịu ảnh hưởng của ánh sáng nhân tạo vào ban đêm.
Kết quả cho thấy những con chuột bị chiếu sáng nhân tạo vào ban đêm có những thay đổi ở các tế bào não – chịu trách nhiệm điều khiển nhịp sinh học của cơ thể.
"Chúng tôi tin rằng bất cứ ánh sáng nhân tạo nào vào ban đêm đều có ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta. Vì thế, nếu bạn muốn đi vệ sinh vào ban đêm bạn nên tránh bật điện sáng. Thay vào đó bạn nên sử dụng những bóng điện có ánh sáng vừa phải hoặc tốt nhất không nên bật điện”, tiến sĩ Rachel Ben-Shlomo, thuộc trường đại học