Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, xã cây Thị (Đồng Hỷ) đóng vai trò là cơ sở cách mạng “trạm giao liên”, nhân dân nơi đây đã chung sức làm tốt nhiệm vụ dẫn đường, nuôi giấu, bảo vệ an toàn cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ...
Bờ Rạ ơi Bờ Rạ/Bản đồ không còn tên… Chúng tôi mang theo câu thơ của Nhà báo Lý Thị Trung, học viênTrường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng về Tân Thái (Đại Từ) vào một ngày đầu Tháng Tám.
Chúng tôi, những người công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam vinh dự được trực tiếp tiếp cận nhân chứng và lập hồ sơ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Từ khi lập hồ sơ khoanh vùng di tích đến khi khánh thành bia di tích là cả một hành trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết.
Vị chát tiền ngọt hậu của trà xanh kết hợp cùng vị ngọt dịu thanh mát, thoảng nhẹ của hương sen tạo nên một thức uống đặc biệt mang đậm nét văn hóa riêng có của trà Thái Nguyên, làm say lòng thực khách.
Việt Nam hiện có hơn 40 tỉnh, thành phố trồng chè, tính cả chè trung du và chè cổ thụ thì cả nước có gần 80 vùng chè. Đối với Thái Nguyên, chè được xác định là cây trồng chủ lực. Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và đưa thương hiệu trà Thái Nguyên ngày một vươn xa, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình văn hóa trà Việt.
Đã từ lâu, chiếc nón lá cọ không đơn thuần chỉ là che nắng, che mưa mà trở thành một vật không thể thiếu trong tổng thể trang phục của phụ nữ dân tộc Tày vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi; trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày ở Định Hóa.
Với vai trò Giám đốc HTX "3 trong 1” khi cùng lúc đảm nhận vai trò là Tổ trưởng tổ dân phố 5, Trưởng làng nghề chè, đại biểu HĐND thị trấn Sông Cầu, ông đã dành nhiều tâm huyết để góp phần phát triển thương hiệu chè địa phương.
Người dân truyền nhau bí quyết làm tương: “3 ngày hạt xôi nếp nở hoa cau, 2 tuần thêm muối ủ thành giọt tương”. Tương mỗi vùng miền có mùi vị, cách làm khác nhau nhưng với món ăn đặc biệt này không thể không nhắc đến Úc Kỳ, một xã thuần nông của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Năm Giáp Thìn ấy, thân mẫu của tôi mất khi người mới ngoài bốn mươi tuổi và gia đình tôi rời bỏ đồng bằng, theo đoàn người đi khai hoang mở đất trên Thái Nguyên, gây dựng vùng chuyên canh chè.
Xóm Bản Quyên dựa lưng vào một dải đồi thấp, phía trước trông ra cánh đồng rộng rãi, có dòng suối Nạ Tra róc rách chảy 4 mùa. Trên địa bàn xã Điềm Mặc, ngoài Di tích đồi Khau Tý còn có 23 di tích lịch sử kháng chiến đã được Nhà nước cấp bằng, dựng bia và lập hồ sơ khoa học công nhận.
Đồng bào dân tộc Sán Chay có kho tàng văn học phong phú, trong đó có múa Tắc Xình. Một vũ điệu gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, nên dù trải bao thăng trầm của xã hội, múa Tắc Xình vẫn giữ được nét nguyên xưa độc đáo.
Kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã khép lại non nửa thế kỷ, những người lính từng một thời xông pha trong “mưa bom, bão đạn” nay đều ở tuổi chân chậm, mắt mờ, song ký ức màu lửa của một thời trận mạc oai hùng không bao giờ phai nhạt.
Đã thành thông lệ, cứ 2 năm 1 lần, huyện Đại Từ lại tổ chức Lễ hội Trà. Đặc biệt, năm nay Lễ hội dự kiến được tổ chức đúng vào dịp huyện công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Điều khiến ông tâm đắc nhất là góp phần giữ gìn, trao truyền hồn cốt văn hóa dân tộc Sán Dìu. Người chúng tôi nói đến là Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Trọng Quý, ở xóm Đèo Nứa, xã Phúc Thuận (TP. Phổ Yên).
Phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” ra đời trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần quan trọng tạo ra một không khí sôi động, tự tin...
Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc ra đời. Trong bộ máy hành chính của Khu tự trị có Sở Văn hóa, Nhà Xuất bản, Nhà in, Thư viện, Đoàn Văn công (nguyên là Đoàn Văn công Liên khu Việt Bắc), Báo Việt Nam độc lập ra đời, đặt trụ sở tại TX. Thái Nguyên.