Hòa trong cảm xúc của dòng chảy về nguồn, tôi chợt nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Đình Thi: Ta tới núi xanh và suối bạc/Ngang trời Tam Đảo đứng nghiêng nghiêng/Ôi Cao Vân, Phú Minh, Quảng Nạp/Trái tim ta đập ở Thái Nguyên..." .
Dạy học ở vùng cao luôn là công việc đầy khó khăn, bởi không chỉ dạy kiến thức, ngày ngày các thầy cô giáo còn phải băng rừng, vượt suối, chấp nhận xa gia đình để đến với những điểm trường xa xôi, “gieo con chữ” và trao truyền tình yêu thương cho học trò ở vùng sâu, vùng xa.
Đã từ lâu, chiếc nón lá cọ không đơn thuần chỉ là che nắng, che mưa mà trở thành một vật không thể thiếu trong tổng thể trang phục của phụ nữ dân tộc Tày vào các dịp lễ, Tết, cưới hỏi; trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày ở Định Hóa.
Chúng tôi đã từng làm sách ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Thái Nguyên" , in rồi lại tái bản; làm phim tài liệu về Đại tướng nên đã đến nhiều địa danh gắn liền với quê hương, quá trình hoạt động cách mạng, công tác…Nhưng ở tỉnh Thái Nguyên còn một địa chỉ đỏ nữa lưu giữ nhiều kỷ vật của Đại tướng mà ít người biết!
Tháng 3-2024, thầy giáo Hoàng Thiện Thực, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, vinh dự là một trong 7 nghệ sĩ của tỉnh Thái Nguyên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
“Bình sâm” là tên nhiều người gọi chị Nguyễn Thị Bình, 38 tuổi, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dược liệu Thiên Phúc, xã Minh Lập (Đồng Hỷ). Cái tên gắn bó với niềm đam mê mà chị đang hạnh phúc đeo đuổi, nỗ lực từng ngày...
Là nhà báo, tôi luôn cảm thấy may mắn khi được đặt chân đến nhiều nơi. Song có lẽ, ấn tượng sâu sắc, khó phai nhất trong tôi là chuyến công tác đặc biệt gần 20 ngày đến các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa đầu năm 2024.
Nhà thơ Nguyễn Doãn Long (bút danh Doãn Long) sinh năm 1976, ở xã Sơn Phú (Định Hóa), đang là giáo viên Mỹ thuật của Trường THCS Hoàng Ngân, xã Điềm Mặc. Không qua các trường lớp viết văn bài bản, anh đến với văn chương một cách hồn nhiên và đầy say mê.
Năm Giáp Thìn ấy, thân mẫu của tôi mất khi người mới ngoài bốn mươi tuổi và gia đình tôi rời bỏ đồng bằng, theo đoàn người đi khai hoang mở đất trên Thái Nguyên, gây dựng vùng chuyên canh chè.
Giữa mùa hoa ban nở, chúng tôi có chuyến hành trình từ ATK Thái Nguyên, nơi khởi phát của Chiến dịch Điện Biên Phủ, lên vùng Tây Bắc, nơi có mảnh đất Điện Biên từng ghi dấu tích trận đánh “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” 70 năm trước.
Nắng sáng sớm đầu mùa như dát vàng trên những con đường về làng An Xá - một làng quê Việt Nam mà ngay cái tên cũng đã nói lên sự an lành và văn hóa. Một tấm biển chỉ đường giản dị, mộc mạc: “Đường vào nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Nhà của Đại tướng lừng danh thế giới thế này thôi ư? Có ai đó trong đoàn thầm thì như vậy.
Những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi cùng Đoàn cán bộ Hội Cựu chiến binh tỉnh Thái Nguyên có chuyến hành trình về với mảnh đất Điện Biên anh hùng. Nơi đây, tròn 70 năm trước, cuộc chiến giữa Quân đội nhân dân Việt Nam ta và quân viễn chinh Pháp diễn ra vô cùng ác liệt.
Cuối tháng Tư, tiết trời Thái Nguyên không còn ẩm ướt nữa. Trên những bản, làng vùng cao ở các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ…, lúa đã bắt đầu chắc hạt. Chỉ 2, 3 tuần nữa thôi, khi những bông lúa uốn câu, trĩu hạt, rồi chín vàng, người vùng cao lại bước vào một vụ thu hoạch mới.
Câu chuyện về những chiến sĩ thông tin trong kháng chiến chống Mỹ là một bức tranh đầy màu sắc. Dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng ở tuyến sau, họ vẫn âm thầm chiến đấu và có những người đã ngã xuống để giữ cho “mạch máu thông tin” luôn thông suốt, phục vụ chỉ huy chiến dịch và hiệp đồng các lực lượng, góp phần to lớn vào thời khắc toàn thắng của cả dân tộc.