Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, họ đã vươn lên làm giàu chính đáng và góp phần đưa các sản phẩm nông nghiệp của địa phương vươn xa. Chị Nguyễn Thị Vân, sinh năm 1985, Giám đốc HTX Thái Minh, xã Văn Hán (Đồng Hỷ), là một điển hình.
Gắn bó với công tác mặt trận, anh Nguyễn Xuân Dậu, sinh năm 1980, Trưởng Ban Công tác mặt trận xóm Mỹ Hòa, xã Cây Thị (Đồng Hỷ), luôn nhiệt tình, tâm huyết với các phong trào, được người dân tin yêu.
Người dân xóm Bình Định, xã Kha Sơn (Phú Bình) gọi vui về bà Dương Thị Xâm là đảng viên “6 trong 1” vì ngoài vai trò, hưởng phụ cấp chính là trưởng xóm, bà còn kiêm thêm nhiều công việc. Ở vị trí nào, bà cũng luôn nỗ lực làm tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Những nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh vẫn tích cực lao động sản xuất, truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu noi theo và đóng góp cho xã hội.
Ông Bùi Văn Dương (sinh năm 1978, Trưởng xóm Khe Nác, xã Động Đạt, huyện Phú Lương) tiên phong đưa giống măng tre lục trúc và cây gai xanh về trồng tại địa phương, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Khi phát hiện 1 phụ nữ đang chới với dưới nước, em Nguyễn Đăng Binh ở xóm Mỏn Hạ và em Phạm Quý Chung, ở xóm Xuân Lai (cùng sinh năm 2009, xã Tân Kim, Phú Bình) đã không ngần ngại cứu người khỏi đuối nước. Hành động dũng cảm của 2 em xứng đang được tuyên dương.
Năm nay 72 tuổi nhưng ông Lôi Đình Quốc vẫn luôn say sưa làm việc với phương châm "còn sức khỏe là còn cống hiến". Ông đang là Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân Phú Lương.
Chị từng có một tuổi thơ vất vả và nghèo khó, nay dù đã có tiền tỷ trong tay nhưng chị vẫn giữ được lối sống giản dị. Đó là chị Bùi Thị Nhung, sinh năm 1988, ở xóm Tiên Trường 1, xã Tiên Hội (Đại Từ).
Nói đi đôi với làm là quan điểm trong công việc của chị Bùi Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bảo Lý, Phú Bình. Với vai trò là "thủ lĩnh", chị luôn được các hội viên tin tưởng, ủng hộ trong thực hiện các phong trào, hoạt động của hội.
Đó là mục tiêu chị Nguyễn Thị Thu Hằng, sinh năm 1978, Phó Chủ tịch Công đoàn (CĐ) Công ty Mani Hà Nội (trụ sở ở TP. Phổ Yên) luôn hướng tới trong suốt 17 năm gắn bó với công tác CĐ.
Khác với cách vẽ lá cờ Tổ quốc lên mái nhà của nhiều bạn trẻ hiện nay, Nguyễn Phúc Đức, chàng sinh viên khuyết tật, học năm thứ 4, Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) lại dùng cách sắp xếp 30 giấy chứng nhận hiến máu của bản thân trong 8 năm qua để thể hiện lòng yêu nước của mình.
Đó là chia sẻ của Đại tá Ma Công Sự, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Võ Nhai. Ngoài những giờ phút cống hiến tâm sức cho việc chung, khi về với gia đình, ông lại tích cực tăng gia sản xuất. Điều đó mang lại cho ông sức khỏe và niềm vui ở tuổi xế chiều.
Trải qua những giây phút tuyệt vọng, chị Nguyễn Thị Kim Oanh (sinh năm 1975, tổ 7, phường Hương Sơn, TP. Thái Nguyên) đã kiên trì, nỗ lực vượt qua tất cả khó khăn để trở thành một vận động viên thể thao người khuyết tật có thành tích cao, truyền cảm hứng cho nhiều người về ý chí và nghị lực sống.
Dù hoàn cảnh gặp khó khăn, nhưng bằng nghị lực, quyết tâm, nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã vượt lên trên số phận để đạt kết quả cao trong học tập. Các em là những tấm gương sáng, tiêu biểu, xứng đáng dược biểu dương.
Không chỉ là giáo viên dạy những bước nhảy đầu tiên, chị còn truyền cho chúng tôi “ngọn lửa” đam mê với bộ môn thể thao sôi động này. Nhìn khuôn mặt xinh xắn, tươi tắn luôn tràn đầy năng lượng tích cực và sức khỏe dẻo dai của chị, ít ai biết, chị là một bệnh nhân ung thư nhiều năm nay...
Ở vai trò nào cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được bạn bè, đồng nghiệp tin tưởng, quý mến - Đó là anh Nguyễn Khắc Duy, sinh năm 1989, hiện là Tổ trưởng tổ 1, Đội Quản lý thị trường số 2 (Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên).
Bên chân đèo De (xã Phú Đình, Định Hóa) có một cụ già hằng ngày lụi cụi làm đàn tính. Cụ làm 2 loại đàn: Loại bán, tặng cho các nghệ nhân đàn tính; loại bán cho du khách mua về làm kỷ niệm. Đó là cụ Ma Đình Được, 82 tuổi, người dân tộc Tày, ở xóm Hoàng Hà.