Bác sĩ CKII Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, người nhiễm HIV nguy cơ mắc lao cao cấp hơn 19 lần so với người không nhiễm HIV và có nguy cơ mắc lao kháng thuốc cao. Vì vậy, người nhiễm HIV cần thiết phải được chuẩn đoán đồng nhiễm lao.
Chương trình giúp nhìn lại những nỗ lực phòng chống HIV/AIDS của Thái Nguyên thời gian qua và những việc còn phải làm để dự phòng và điều trị hiệu quả HIV/AIDS, hướng tới chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.
Bà Aler Grubbs, Giám đốc Quốc gia USAID tại Việt Nam khẳng định: “Thông qua dự án SCALE, USAID một lần nữa khẳng định sự ủng hộ kiên định và lâu dài đối với nỗ lực kiểm soát, phòng, chống HIV/AIDS tại TPHCM.
Ths.Bs Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho rằng, cần tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
Người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát AIDS quốc gia Nigeria cho biế, từ đầu năm đến nay, ở quốc gia này có hơn 22.000 ca mắc mới HIV - loại virus tấn công hệ miễn dịch của cơ thể ở giai đoạn đầu của AIDS.
Hiện nay, ước tính có khoảng 267.000 người nhiễm HIV tại Việt Nam, trong đó, 87% người biết tình trạng nhiễm HIV, 79% người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV, 95% người được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế.
Sử dụng chất kích thích khi quan hệ tình dục ở nhóm MSM làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV do người dùng thường không tham gia các biện pháp dự phòng lây truyền HIV, như không sử dụng bao cao su, không tuân thủ sử dụng ARV hay PrEP...
Trong thời gian qua, để bảo đảm kết quả bền vững trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngành y tế tỉnh Khánh Hòa đẩy mạnh công tác tư vấn, xét nghiệm HIV, giúp người nhiễm HIV sớm biết tình trạng bệnh và sớm tiếp cận điều trị.