Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định cũng như chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Từ đầu năm đến nay, kênh Đào đoạn chảy qua huyện Phú Bình tiếp tục bị sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Vì vậy, việc sớm có giải pháp khắc phục, phòng chống sạt lở ngày càng cấp thiết.
Cơ quan chức năng của thành phố đề nghị UBND phường Tân Lập đôn đốc bà N.T.K di chuyển toàn bộ số xương động vật còn lại ra khỏi vị trí xong trước ngày 31/8/2024; đồng thời thường xuyên kiểm tra, vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom, xử lý chất thải...
Trong vòng 7 tháng qua, toàn tỉnh Thái Nguyên có gần 40 dự án đầu tư ngoài ngân sách được cấp quyết định chủ trương, chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký và điều chỉnh tăng vốn đầu tư.
Sau khi Báo Thái Nguyên đăng tải bài viết “Hơn 3ha đất canh tác thiếu nước… giữa mùa mưa”, UBND huyện Đại Từ có báo cáo gửi UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông về kết quả xác minh vấn đề Báo nêu.
Người dân xóm Lợi A (xã Phượng Tiến, Định Hóa) nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm từ ao của trang trại thuộc Công ty CP Nam Việt (nằm ở phía thượng nguồn) tràn xuống khiến cá bị chết hàng loạt.
Để Quy định Quy định số 144-QĐ/TW "Về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới" đi vào cuộc sống, tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong tỉnh nghiêm túc triển khai với trách nhiệm cao nhất.
Sau khi đăng tải vào ngày 6/8/2024, bài viết "Hơn 4.000m2 lúa, hoa màu nghi bị “hạ độc” thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là nguồn cơn sự việc. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Thái Nguyên đã gặp, trao đổi với đại diện 2 hộ dân đang có tranh chấp về quyền sử dụng 4.000m2 đất nêu trên.
Nhiều người dân ở khu vực tổ 9, phường Tân Lập (TP. Thái Nguyên) và các xã, phường giáp ranh như Thịnh Đán và Thịnh Đức liên tục phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc tập kết hàng chục tấn xương động vật trên địa bàn.
Hơn 4.000m2 lúa và hoa màu (ngô, lạc) của gia đình bà Chử Thị Hường, ở xóm Đầm Mương 15, xã Minh Đức (TP. Phổ Yên) nghi bị phun hóa chất độc hại dẫn đến cháy khô và chết.
Mấy ngày gần đây, việc một số tài khoản Facebook chia sẻ thông tin, hình ảnh cá nhân gán ghép cho một nữ nhân viên của Samsung Thái Nguyên lây nhiễm HIV cho nhiều người thực sự gây sốc dư luận.
Tin giả, tin sai sự thật xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi theo sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội. Từ việc tung tin giả, không ít đối tượng đã có thể lừa đảo thành công không chỉ với nhiều cá nhân mà cả các đơn vị, tổ chức.
Loạt bài “Vay ngân hàng 10 chỉ nhận được 1: Hé lộ những lỗ hổng” sau khi đăng tải trên Báo Thái Nguyên được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều độc giả gửi phản hồi cảm ơn Báo đã lên tiếng giúp người dân chịu thiệt thòi, đồng thời kịp thời cảnh báo các chiêu trò lừa đảo liên quan vay vốn ngân hàng để phòng tránh.
Liên quan đến việc hàng chục người bị chiếm đoạt một khoản tiền lớn, nguy cơ mất đất, mất nhà với cùng phương thức nhờ người “môi giới” làm thủ tục thế chấp “bìa đỏ” vay ngân hàng, nhiều chuyên gia nhận định trường hợp này đã từng xảy ra trên cả nước.
Riêng tỉnh Thái Nguyên cũng có tới hàng trăm tỷ đồng tiền nợ thuế, trong đó có doanh nghiệp nợ tới vài chục tỷ đồng. Để giảm nợ thuế, cơ quan thuế đang quyết liệt thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ.
Vay Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) Chi nhánh Thái Nguyên nhưng thực nhận không đủ số tiền ghi trong hợp đồng, nhiều người dân đã kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tố cáo tới cơ quan công an, cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn pháp luật.
Thực nhận 150 triệu đồng nhưng hợp đồng tín dụng lại ghi vay tới 1,5 tỷ đồng; hay nhận 250 triệu đồng nhưng số tiền nợ ghi trong hợp đồng là 1,6 tỷ đồng… Đó là những phản ánh của một số người liên quan đến các hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thái Nguyên.