TNĐT- Vào nửa đầu thế kỷ XII, đất Thái Nguyên đã sản sinh ra một vị thủ lĩnh tài ba, tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử và sống mãi trong tâm thức của người dân Thái Nguyên, Ông là Dương Tự Minh.
Dương Tự Minh là người Tày, quê ở Quan Triều, phủ Phú Lương, nay là đất Quan Triều thuộc T.P Thái Nguyên. Ông mồ côi cha từ nhỏ, ở với mẹ, là người thông minh chăm chỉ và hiếu nghĩa. Dưới triều Lý ông được triều đình cho làm Thủ lĩnh phủ Phú Lương cai quản một vùng đất rộng lớn, nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, có một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên cương đất nước. Phủ Phú Lương dưới thời Lý là vùng đất rộng lớn gồm đất đai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, một phần tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội ngày nay. Năm Đại Định thứ 4 (1143) triều đình nhà Lý cho ông cai quản việc công các khe động dọc theo biên giới về đường bộ. Trong cương vị Thủ lĩnh phủ Phú Lương, Dương Tự Minh là người thẳng thắn trung trực, có tài an dân, có công tiêu diệt giặc Tống năm Đại Định thứ 5 (1148) và có công tiêu diệt bọn tham quan càn rỡ bảo vệ vững chắc ngai vàng cho triều đình nhà Lý năm Đại Định thứ 11 (1150), được triều Lý gả cho hai nàng công chúa là Diên Bình và Thiều Dung.
Sử sách ghi lại: "Năm Đại Định thứ 5 có kẻ yêu thuật người nước Tống là Đàm Hữu Lượng trốn sang châu Tư Lang, tự xưng là Triệu tiên sinh nói là vâng mệnh đi sứ để dụ dỗ nước An Nam. Các khe động dọc biên giới có người theo Hữu Lượng đem đồ đảng đến cướp châu Quảng Uyên…vua xuống chiếu cho Phò mã lang Dương Tự minh cùng văn thần Nguyễn Như Mai, Lý Nghĩa vinh đi đánh" " Tháng 9 năm 1138, Vua Lý Thần Tông băng hà, hoàng thái tử Thiên Tộ nối ngôi báu khi đó mới ba tuổi, hiệu là Anh Tông Hoàng đế, tôn mẹ là Hoàng hậu Lê Cảm Thánh làm Thái Hậu. Do vua còn nhỏ nên quyền hành trong triều đều do Thái úy Đỗ Anh Vũ nắm giữ. Lợi dụng là người nhà Đỗ Thái Hậu, Anh Vũ tự do ra vào nơi cung cấm, tư thông với Thái hậu Lê Cảm Thánh ức hiếp vua, uy hiếp quan lại trong triều. Năm Đại Định thứ 11, các tướng lĩnh chỉ huy các đội quân cấm vệ, một số thân vương và Phò mã Dương Tự minh nổi dậy bắt giữ Đỗ Anh Vũ…".
Là nhân vật lịch sử có nhiều công lao với mảnh đất Thái Nguyên nói riêng và triều đình phong kiến nói chung, sau khi mất ông được nhiều triều đại phong kiến Việt