Trình Hiển, nhà ngoại giao thời Lê

10:15, 23/04/2009

TNĐT- Trình Hiển đỗ cử nhân thời nhà Lê, không chỉ là một vị quan tốt, một nhà ngoại giao, ông còn là người có tài văn chương. Lịch sử không ghi chép nhiều về Trình Hiển nhưng người dân Thái Nguyên luôn tự hào vì ông sinh ra trên mảnh đất này.

Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Thái Tổ đã mở một kỳ thi tuyển người đỗ đạt bổ sung vào bộ máy cái trị của triều đình. Về kỳ thi này sách Cương mục Chính biên ghi rõ là khoa thi Minh Kinh. Theo Lê triều Lịch khoa tiến sỹ đề danh bi ký, Trình Hiển là người xứ Thái Nguyên đã đỗ Minh Kinh bác học. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khóa này là thi hội nên người đỗ là cử nhân.

Trình Hiển sau khi đỗ đạt được bổ làm quan với chức vụ Chuyển Vận sứ (chức vụ đặt đầu nhà Lê, quản lĩnh một huyện. Đến năm 1466 chức này đổi thành tri huyện). Ông cũng từng được giữ chức Thị Ngự sử, một chức quan thời Lê, đứng đầu Ngự Sử đài

 

Làm quan đầu triều, Trình Hiển từng được cử làm Phó sứ trong đoàn sứ thần Đại Việt sang tiến cống nhà Minh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Mùa đông tháng 10 ngày 13 (năm Thiệu Bình thứ 5-1438), Vua sai Thẩm hình viện Phó sứ Nguyễn Đình Lịch, Thiên tri Nội mật Viện sự Trình Hiển, Thị ngự sử Nguyễn thiên Tích sang nhà Minh nộp cống hằng năm. Như vậy Trình Hiển khi đi sứ đang giữ chức Thiên tri Viện sự- chức vụ đứng vị trí thứ hai của Nội Mật Viện, cơ quan chuyên giữ việc sổ sách, văn chỉ của nhà vua.

 

Là người học hành đỗ đạt, một vị quan văn, một nhà ngoại giao, Trình Hiển còn là một người có tài văn chương. Trong sách Toàn viện thi lục, ông còn lưu lại được hai tác phẩm: Bài thơ "Dạ bạc Hoa Lư hữu cảm" và bài văn "Ngự cư tự thuật hoài"