Vì mục tiêu ổn định xã hội

09:12, 16/06/2010

Khác với xét xử án hình sự là phải tuân thu quy trình tố tụng không để xảy ra oan sai cho người vô tội, bỏ lọt tội phạm thì trong giải quyết án dân sự, thẩm phán giống như người “trọng tài” giúp các đương sự hiểu biết về quy định của pháp luật để tiến hành hoà giải, thoả thuận về quyền lợi. Nếu việc thoả thuận thành công, các đương sự không thắc mắc, rút đơn kiện như vậy là vụ án đã được giải quyết…

 

Quy trình giải quyết án hình sự được tiené hành theo các bước: Cơ quan cảnh sát vào cuộc điều tra, kết luận và đề nghị khởi tố vụ án; viện kiểm sát xem xét hồ sơ thấy đủ căn cứ sẽ ra quyết định truy tố và toà án thụ lý hồ sơ đưa ra xét xử theo quy định của pháp. Các bước tiến hành chặt chẽ như vậy nên khi xét xử vụ án hình sự, thảm phán chỉ tập trung nghiên bút lục, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… rồi căn cứ vào các điều quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự để đưa ra phán quyết. Nhưng trong quá trình xét xử vụ án dân sự lại khác rất nhiều bởi toàn bộ quy trình nêu trên sẽ do thẩm phán tự thực hiện nên kết quả giải quyết vụ án dân sự phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp của thẩm phán.

 

Chánh án Toà án Nhân dân huyện Đại Từ Bằng Công Hiệp khi trao đổi về vấn đề này với chúng tôi cho biết: Khi các tổ chức, cá nhân có tranh chấp về quyền lợi mà không tự giải quyết được sẽ có đơn khởi kiện ra toà. Ngoài vật chứng mà nguyên đơn, bị đơn cung cấp, thẩm phán được phân xét xử vụ án phải tự điều tra thu thập thông tin, những người có quyền lợi liên quan để hiểu rõ bản chất vụ án. Từ đó, thẩm phán giải thích về các điều quy định của pháp luật liên quan đến vụ án để các đương sự hiểu, tiến hành hoà giải, thoả thuận về quyền lợi. Khi đã tiến hành các bước nêu trên mà các đương sự vẫn chưa chấp thuận, tiếp tục đề nghị xét xử lúc đó thẩm phán mới dùng quyền để tuyên án.

 

Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến hết quý I-2010, ngành Toà án Thái Nguyên thụ lý 4.472 vụ án dân sự và đã giải quyết được 3.995 vụ án về các lĩnh vực như: tranh chấp dân sự; hôn nhân gia đình; kinh doanh thương mại và lao động (án dân sự là  1.510 vụ; án hôn nhân đình 2.942 vụ; án kinh doanh thương mại là 14 vụ; án lao động là 6 vụ). Án dân sự và án hôn nhân dân gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định xã hội vì số vụ việc lớn, dễ nảy sinh bức xúc nếu như không được xử lý kịp thời, đứng hướng. Về phía ngành Toà án của tỉnh trong những năm gầy đây đã tăng cường chỉ đạo cán bộ chuyên môn phải đề cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy trình tố tụng để giải quyết các vụ án dân sự. Trong công tác chuyên môn, toà án của 9 huyện, thành, thị và Toà Dân sự  (Toà án Nhân dân tỉnh) đã trú trọng ngay từ khâu xây dựng hồ sơ, thu thập đầy đủ chứng cứ từ giai đoạn đầu nên tỷ lệ giải quyết án hàng năm của một số đơn vị đạt cao như: Toà án T.P Thái Nguyên; Toà án huyện Đồng Hỷ. Nhất là ngành Toà án của tỉnh đã hạn chế để xảy ra tình trạng án dân sự tồn đọng kéo dài hay vi phạm thời hạn xét xử do lỗi chủ quan.

 

Một nội dung quan trọng nữa trong công tác giải quyết án trong lĩnh vực dân sự  được các cơ quan toà án trên địa bàn đặc biệt quan tâm là kiên trì thực hiện phương trâm hoà giải. Để thành công trong việc hoà giải các vụ án dân sự, nhiều thẩm phán đã dành thời gian thu thập tài liệu, người có quyền lợi liên quan, nắm rõ bản chất vụ án, từ đó phân tích về quy định của pháp luật cho các đương sự nắm được. Đồng chí Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh án Toà án T.P Thái Nguyên thông tin: Nhiều năm qua, đơn vị có chủ trương đẩy mạnh công tác hoà giải các vụ án dân sự và coi đây là một trong những tiêu chí thi đua trong công tác chuyên môn đối với các thẩm phán. Về giải pháp, lãnh đạo đơn vị đã tổ chức nhiều buổi trao đổi về nghiệp vụ để các thẩm phán có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này chia sẻ với đồng nghiệp khác nên kết quả hoà giải thành các vụ án dân sự ở Toà án thành phố đạt tới gần 30% tổng số vụ án dân sự. Đối với các vụ án liên quan đến thương mại và lao động trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra nhiều nhưng lãnh đạo Toà án tỉnh đặc biệt quan tâm và thường chọn các thẩm phán có năng lực, kinh nghiệm để giao xét xử .

 

Đánh giá về công tác giải quyết án dân sự trền địa bàn tỉnh, đồng chí Đinh Ngọc Dũng, Phó Chánh án Toà án Nhân dân tỉnh cho biết: Công tác giải quyết án dân sự trên địa bàn thời gian đã đạt hai mục tiêu là đảo bảm tính nghiêm minh của pháp luật, tạo ra sự đồng thuận để đi đến thống nhất sau khi các tổ chức, cá nhân có xảy ra tranh chấp và điều này góp phần tạo sự ổn định cho xã hội, thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát triển. Tuy nhiên, qua thực tế việc giải quyết án dân sự còn một số hạn chế như tỷ lệ án tồn cao, án sửa, án huỷ do lỗi chủ quan của thẩm phán vẫn xảy ra. Đây là những vẫn đề mà tập thể lãnh đạo Toà án tỉnh sẽ phải nghiên cứu đưa ra giải pháp để từng bức bước khắc phục trong thời gian tới.