Đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) giúp các trường đại học có điều kiện để thăng hạng trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng quản lý và giáo dục - đào tạo, thu hút người học. Bởi thế, những năm qua, Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) và các trường, đơn vị thành viên luôn coi công tác CĐS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Học sinh TP. Thái Nguyên trải nghiệm công nghệ in 3D trong "Không gian Hoa Kỳ" tại Trung tâm Số (Đại học Thái Nguyên). |
Với quyết tâm thực hiện CĐS toàn diện, ĐHTN đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel. Một trong những nội dung ký kết quan trọng là Viettel nghiên cứu tư vấn CĐS cho toàn ĐHTN trong các hoạt động: Tư vấn chiến lược và các giải pháp CĐS nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục; phối hợp nghiên cứu công nghệ lõi (AI, Big data, VR/ AV...) ứng dụng hoạt động CĐS; nghiên cứu cung cấp các dịch vụ viễn thông, dịch vụ số cho ĐHTN và các đơn vị thành viên để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các nhà trường đối với các công nghệ mới nhất (5G, IoT, thanh toán điện tử ...); triển khai hệ thống công nghệ - thông tin (CNTT), hệ sinh thái cloud, an toàn thông tin... cho ĐHTN.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác CĐS, ĐHTN và các đơn vị trực thuộc đã quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, coi đây là một trong những điều kiện cần thiết để triển khai công tác CĐS tại các đơn vị. Hiện nay, toàn hệ thống CNTT tại ĐHTN có 107 máy chủ, 5.119 máy trạm, 777 bộ thiết bị mạng các loại, 14 bộ thiết bị lưu trữ và 69 đường truyền Internet. Đồng thời, các đơn vị đã thành lập ban chỉ đạo công tác CĐS; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT với gần 170 người.
Ngoài những phần mềm, hệ thống chung do ĐHTN trang bị, trong những năm qua, các trường, đơn vị thành viên đã chủ động đầu tư và phát triển thêm phần mềm, giải pháp CĐS phục vụ công việc chuyên môn. Các đơn vị đã chủ động đầu tư, phát triển 116 phần mềm, trong đó, một số đơn vị đã triển khai tích cực, như: Trường Đại học CNTT và Truyền thông 17 phần mềm, Trường Đại học Khoa học 24 phần mềm, Trường Đại học Nông Lâm 16 phần mềm, Trường Đại học Sư phạm 15 phần mềm, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh 14 phần mềm…
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng đã triển khai 17 giải pháp áp dụng, trong đó một số phần mềm, giải pháp chuyển đổi số đã được Trung tâm Số xây dựng, phát triển.
Ông Trần Nhuận Kiên, Giám đốc Trung tâm Số (ĐHTN), cho biết: Một số giải pháp, công nghệ lõi đơn vị phối hợp triển khai đó là: Hệ thống thư viện số, thư viện điện tử; giải pháp tự động chuyển văn bản thành tiếng nói (TTS-Text to Speech); nhận dạng tiếng nói (
Các giải pháp công nghệ trên đã và đang được triển khai tại nhiều đơn vị trong và ngoài ĐHTN như: Hệ thống thư viện số, thư viện điện tử đã triển khai cho 43 đơn vị; Text to speech (báo nói) cho trang web của ĐHTN, Trung tâm Số; số hóa không gian ứng dụng VR360 tại khu vực Trung tâm Số; giải pháp Thư ký ảo cuộc họp tại Văn phòng UBND huyện Yên Bình (Yên Bái); giải pháp Du lịch thông minh tại Bảo tàng Quân Khu 1, Số hóa và cung cấp hệ thống quản lý cho các ấn phẩm của tạp chí Heritage (Vietnam Airlines)…
Sinh viên sử dụng iPad khai thác dữ liệu, thông tin tại Trung tâm Số (Đại học Thái Nguyên) phục vụ học tập. |
Trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, ĐHTN và các đơn vị thành viên đã xây dựng và ban hành được các quy định nhằm thúc đẩy CĐS trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; hoàn thiện hành lang pháp lý, quy định ứng dụng CNTT trong tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Một số đơn vị, trường học thí điểm triển khai mở một số mã ngành mới liên quan tới chuyển đổi số trong các lĩnh vực của xã hội. Hình thành môi trường số trong hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong toàn Đại học...
Đặc biệt là đã xây dựng quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống học liệu, các chuẩn dữ liệu kết nối các môn học được thay đổi sang phương thức đào tạo dựa trên nền tảng số; trong giai đoạn đầu chủ yếu là số hóa học liệu và bài giảng E-Learning, tập huấn kỹ năng, phương thức đào tạo trên nền tảng số.
Công tác số hóa giáo trình, bài giảng đã được các đơn vị quan tâm và thực hiện đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập tại các đơn vị. Trong đó nổi bật là Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp đã số hóa được hơn 800 đầu tài liệu số của thư viện, xây dựng được 85 bài giảng E-learning, 57 bài giảng video.
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đã thực hiện biên soạn giáo trình, rà soát, chuẩn hóa bài giảng phù hợp với phương pháp giảng dạy mới và hình thức đào tạo kết hợp, hoàn thành viết 14 cuốn giáo trình đưa vào phục vụ đào tạo; xuất bản được 5 cuốn, bổ sung 6 đầu sách với tổng số 113 bản; số hóa và thu thập được 942 tài liệu số phục vụ đào tạo; rà soát chuẩn hóa 180 bài giảng môn học để làm tài liệu phục vụ giảng dạy.
Trường Đại học Sư phạm số hóa 1.060 giáo trình nội bộ, tài liệu, sách, giáo trình, đưa vào sử dụng 118 bài giảng E-Learning.
Trung tâm Số thực hiện xây dựng 50 bài giảng E-learning cho Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai, Khoa Quốc tế và Trường Ngoại ngữ…
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS tại các đơn vị trong toàn ĐHTN đã đáp ứng được yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng sáng tạo, tiếp thu nhanh trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước.
Với kết quả đạt được, thời gian tới, ĐHTN tiếp tục ứng dụng công nghệ và các tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số như IoT và trí tuệ nhân tạo trong quản lý, điều hành; chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang mô hình Blended Learning để nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và hệ thống CNTT; xây dựng kho dữ liệu số, tích hợp và kết nối với các cơ sở dữ liệu khác; tăng cường Internet băng thông rộng, thiết bị CNTT phục vụ dạy - học, quản trị và đào tạo; thực hiện chuyển đổi Ipv4 sang Ipv6; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ. Đồng thời tiếp tục chuyển đổi các hoạt động quản trị và đào tạo sang môi trường số: 100% các hoạt động quản trị và các ngành học được chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang ứng dụng công nghệ số...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin