Bất chấp những khó khăn, hoạt động xuất khẩu gỗ của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao.
Sau hai tháng tính từ thời điểm hai tổ chức là Cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ (EIA) của Anh và đối tác Telapak (Indonesia) công bố bản báo cáo quy kết ngành gỗ Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập lậu, hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam không bị ảnh hưởng gì!
Các doanh nghiệp Việt
Theo như số liệu công bố trên website của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC), đến cuối tháng 3/2008 Việt Nam có đến 151 nhà máy được cấp giấy chứng nhận quản lí rừng bền vững FSC. Trong khi đó, Thái Lan mới được 8 nhà máy, Indonesia có 59 và Malaysia là 66.
Dựa vào các con số nhà máy đạt chứng chỉ FSC có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ Việt Nam làm ăn rất nghiêm túc không giống như những gì mà bản báo cáo của EIA và Telapak đã cáo buộc là sử dụng gỗ nhập lậu để chế biến xuất khẩu. Trong suốt thời gian qua, phía các khách hàng mua hàng nước ngoài vẫn không có phản ứng tiêu cực nào đối với gỗ Việt
Kết quả hoạt động của ngành trong thời gian qua là minh chứng được cho việc làm ăn nghiêm túc của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt
Có thể nói cơ hội phát triển của ngành chế biến gỗ Việt
Vì vậy, các nhà nhập khẩu đang có xu hướng tìm kiếm và chuyển sang mua hàng của các thị trường khác có mức giá rẻ hơn như Việt
Hiện tại, thị trường Mỹ vẫn chiếm tỉ trọng xuất khẩu lớn của đồ gỗ Việt Nam với 41%, tiếp đó là thị trường Nhật Bản là 12,8%, thị trường Anh 8,2%. Theo kế hoạch đề ra, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD, với kết quả hoạt động của bốn tháng đầu năm khá thuận lợi nếu không có diễn biến xấu thì mốc xuất khẩu 3 tỷ USD của cả năm sẽ đạt được! Và, năm 2008 ngành chế biến gỗ đạt chỉ tiêu đề ra sẽ là tiền đề đi đến mục tiêu 5 tỷ đến năm 2010.
Dự tính từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của các thị trường xuất khẩu sẽ như sau: Mỹ, Anh sẽ đạt đến mức 27,7%, Hà Lan 12% và Hàn Quốc là 10%.
Các doanh nghiệp Việt