Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, đột nhiên thời tiết nắng ấm, hoa "cười" từ Bắc tới Nam khiến nông dân khóc dở, miếng cơm tưởng đã cầm chắc trong tay nhưng lại tuột mất. Trong khi đó, hầu hết các cơ sở trồng hoa cao cấp điều kiện hạ tầng kỹ thuật hiện đại đều có một năm bội thu: hoa đẹp, nở đúng dịp, được giá.
Hoa cao cấp được giá
Khác với những ruộng hoa tiêu điều, nở tung trong dịp Tết ở nhiều vùng hoa của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các loại hoa của cơ sở trồng hoa an toàn và khoa học của anh Lê Văn Lợi, xã Xuân Giang huyện Sóc Sơn đua nhau khoe sắc. "Trồng hoa ở trong nhà lưới bảo đảm hơn, cây hoa phát triển khỏe và ít bị ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh" - Anh Lợi cho biết. Còn ở xã Đông La (huyện Hoài Đức - Hà Nội) có hơn 30 hộ trồng hoa phong lan vườn với diện tích từ 1.000m2 đến 5.000m2. Từ 3 năm nay, hoa phong lan của Đông La đã xuất khẩu ra nhiều nước, cho thu nhập bình quân hơn 500 triệu đồng/hộ/năm. Ông Nguyễn Văn Mừng, Chủ tịch UBND xã cho biết: đất bình quân canh tác ít, chỉ có 300m2/người, nên trong những năm qua lãnh đạo xã đặc biệt quan tâm chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mô hình trồng hoa lan của xã Đông La đã được nhân rộng và phát triển với quy mô lớn. Có chủ vườn lan đã sưu tầm được những giống lan quý hiếm về chăm sóc, nhân giống và thuần hóa phù hợp với điều kiện khí hậu. Thêm nữa, mỗi chủ vườn có một ý tưởng khác nhau, cách làm khác nhau đã tạo nên sự đa dạng của các mô hình và sự phong phú của các loài hoa. Chị Tạ Thị Chân ở xóm 4, Đồng Nhân cho biết, các loại lan quý được sưu tầm ở Cao Bằng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng… Lan ưa khí hậu lạnh, khó thích nghi nên đòi hỏi phải chăm sóc kỹ hơn, việc đầu tư cho hệ thống tưới, lưới che cũng phải tốt thì mới hy vọng thuần hóa được các loại lan quý hiếm. Tết Nguyên đán 2010, với hơn 80 loài lan, chị Chân đã thu được 500 triệu đồng.
Trang trại hoa cao cấp Floria của HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng cũng thắng đậm nhờ đi theo dòng hoa cao cấp, đầu tư nhà lưới, thiết bị hiện đại nên dù thời tiết có nắng ấm hay giá rét thì hoa vẫn ung dung đón Tết. Với giá của mỗi chậu lan từ 5 trăm nghìn đến 3 triệu đồng, HTX Đan Hoài thu được trên 1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ hoa của cả nước vẫn bị chi phối mạnh bởi điều kiện mùa vụ, khí hậu, thời tiết, giống. Việt Nam hiện có khoảng 15.000ha hoa, cây cảnh, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Lào Cai, Sơn La... Hoa của Việt
Bao giờ hoa được đấu giá?
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cũng là giáo sư của Đại học RMIT, Melbourne (Ôxtrâylia) nhận xét, hiện phần lớn nông dân trồng hoa không được chuyển giao công nghệ một cách bài bản. Trên phạm vi quốc gia, ngay các khu nông nghiệp công nghệ cao cũng thiếu sự hợp tác của các cơ quan khoa học và thiếu các đề tài nghiên cứu để tăng tính thích ứng của công nghệ. Trong quá trình sản xuất, từ khâu giống, công nghệ sau thu hoạch, an toàn vệ sinh, diện tích đất dành để trồng hoa, cho đến tổ chức hiệp hội nghề hoa... đều bộc lộ những lỗ hổng lớn nên ngành trồng hoa, cây cảnh vẫn còn bấp bênh.
Trong khi đó, Thạc sĩ Nguyễn Mai Oanh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Hiện ngành trồng hoa ở Việt Nam vẫn ở quy mô nông hộ, thiếu hợp tác và không được quan tâm đúng mức từ chính quyền dẫn đến bế tắc ở cả ba khâu: vốn đầu tư, công nghệ mới và thị trường tiêu thụ. Mặt khác, đầu ra cho hoa đến nay vẫn chưa được tạo lập, phương thức mua bán vẫn theo truyền thống từ mấy chục năm trước. Tại sao ngành trồng hoa Trung Quốc, Thái Lan… thậm chí các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trồng hoa đều thành công, còn nông dân trồng hoa trong nước thì mãi không khá lên được? Đó là câu hỏi day dứt nhiều người tâm huyết với hoa. Ở Nhật Bản, Hà Lan, từ nhiều chục năm trước người ta đã bán hoa theo hình thức đấu giá qua sàn, gần đây cả Trung Quốc cũng đã làm theo cách này. Người nông dân trồng hoa, thu hoạch rồi mang đến "sàn", ai đấu được giá cao hơn thì họ bán. Ở Việt
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội: người trồng hoa ở nhiều nước được Nhà nước đầu tư hạ tầng gồm nhà kính, hệ thống tưới tiêu... Nông dân đến thuê cơ sở hạ tầng để trồng hoa lại được cấp giấy chứng nhận và có thể cầm ngay giấy chứng nhận đó ra ngân hàng vay vốn phục vụ sản xuất. Những nông dân muốn đầu tư công nghệ mới thì được Nhà nước cho vay vốn ưu đãi đến mười năm. Trong khi đó, nông dân Việt
Việt