Trong khi tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 6 đạt 53.418 tỷ đồng, tăng 5,85% so với cuối năm 2018 và tăng mạnh so với 5 tháng trước đó, thì đến cuối tháng 7, tổng dư nợ này giảm còn 52.798 tỷ đồng (giảm 620 tỷ đồng).
Đáng chú ý, khối 4 ngân hàng cổ phần Nhà nước (với 7 chi nhánh, chiếm 71% tổng dư nợ trên địa bàn), có mức giảm dư nợ khá đáng kể, với 476 tỷ đồng, ở hầu hết các chi nhánh, trong đó có chi nhánh giảm tới trên 200 tỷ đồng. Đây cũng là điều mà các ngân hàng đã dự đoán trước đó. Vì trong tháng 6, dư nợ của nhiều khách hàng là doanh nghiệp bất ngờ tăng mạnh, do nhu cầu thanh toán các khoản cuối quý.
Đối với khối ngân hàng cổ phần đại chúng và ngân hàng nước ngoài (20 chi nhánh, chiếm hơn 22% tổng dư nợ) thì có khoảng một nửa số chi nhánh có dư nợ tăng, còn lại cũng bị giảm. Tuy nhiên, do số dư nợ cho vay tuyệt đối của các chi nhánh này không lớn nên mức tăng, giảm không nhiều, chỉ dao động ở một vài tỷ đến một vài chục tỷ đồng. Tính chung của khối ngân hàng này giảm 152 tỷ đồng. Còn lại là Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tài chính vi mô và 3 quỹ tín dụng nhân dân cơ bản vẫn hoạt động ổn định, có mức tăng nhẹ.