Trên địa bàn tỉnh hiện có 10.228 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Sản phẩm Độc đáo trà ướp hoa của HTX trà Sơn Dung (TP. Thái Nguyên) được cấp chứng nhận OCOP 4 sao. |
Đến nay, tỉnh đã xây dựng và triển khai Chương trình bảo đảm đo lường cho 5 DN, HTX sản xuất hàng đóng gói sẵn đạt chứng nhận OCOP; xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, gồm: Chè, quả (na, nhãn, bưởi), thịt lợn, thịt gà và trứng gà, gỗ, quế; hỗ trợ 6 DN, HTX áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc gắn với nhận diện thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”.
Từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, 3 năm qua, nhiều DN, HTX trên địa bàn tỉnh đã được hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo các liên kết sản xuất với quy mô lớn, tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), đến nay toàn tỉnh có 240 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao. Trong đó có 14 DN với 27 sản phẩm OCOP từ 3-4 sao được hỗ trợ với kinh phí gần 700 triệu đồng.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin