Chỉ số PCI năm 2017 – dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp (bài 1)

09:03, 23/03/2018

Ngày 22-3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh của 63 tỉnh thành trong cả nước. Kết quả này dựa trên đánh giá của 8.292 doanh nghiệp đại diện cho 618.000 doanh nghiệp đang phát sinh nộp thuế, phản ánh về môi trường sản xuất kinh doanh và chất lượng điều hành tại 63 tỉnh thành.

Đối với Thái Nguyên, đã 3 năm liên tiếp đứng trong TOP10 và đến 2017 bị tụt hạng từ vị trí số 7 xuống vị trí số 15. Tuy nhiên, những chỉ số quan trọng nhất (có trọng số cao) ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đều tăng điểm so với năm 2016, như: Tính minh bạch (20%), đào tạo lao động (20%), dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (20%), tiếp cận đất đai (10%). Thứ bậc trong bảng xếp hạng PCI mặc dù bị tụt hạng nhưng Tổng điểm số lại cao hơn năm 2016 tới 2.63 điểm, Chất lượng điều hành của Chính quyền thuộc nhóm điều hành Khá.

Năm 2017 có 6 chỉ số tăng điểm so với năm 2016 đó là:

STT

Năm

Trọng số

2017

Điểm tăng/giảm so với năm 2016

1

Tiếp cận đất đai

10%

6,45

+ 0.69 điểm

2

Tính minh bạch

20%

6,31

+ 0.15 điểm

3

Tính năng động của chính quyền tỉnh

5%

6,05

+ 0.73 điểm

4

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

20%

6,00

+ 1,11 điểm

5

Đào tạo lao động

20%

7,70

+ 0.06 điểm

6

Thiết chế pháp lý & An ninh trật tự

5%

6,42

+ 0.58 điểm

 

Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, hài lòng, đánh giá cao và chấm tăng điểm cho 6 chỉ số trên là hoàn chính xác. Vì thông qua phiếu khảo sát PCI năm 2016, cộng đồng doanh nghiệp đã chỉ ra rõ những thiếu sót còn tồn tại trong việc cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư cho doanh nghiệp, đã được các cấp lãnh đạo của tỉnh ghi nhận, tiếp thu và đưa ra nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt khắc phục ngay những thiếu sót tồn tại đó và luôn đồng hành, lắng nghe, chia sẻ cùng doanh nghiệp. Nên được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, hài lòng và đánh giá cao.

Còn 4 chỉ số bị giảm điểm là:

STT

Tên chỉ số

Trọng số

Điểm

Giảm điểm so với 2016

1

Gia nhập thị trường

5%

7,27

 

- 1.35 điểm

2

Chi phí thời gian

5%

6,17

- 0.47 điểm

3

Chi phí không chính thức

10%

5,66

- 0,1 điểm

4

Cạnh tranh bình đẳng

5%

5,16

- 0.04 điểm

 

Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái nguyên đánh giá thấp 4 chỉ số trên cũng là hoàn toàn chính xác.Vì trong năm qua tại nhiều hội nghị gặp gỡ đối thoại, Hiệp hội, các Hội doanh nghiệp bằng cả văn bản trực tiếp và gián tiếp đã phản ảnh đến các cấp lãnh đạo của tỉnh về các tồn tại vướng mắc liên qua đến nội dung công việc của 4 chỉ tiêu trên.Các kiến nghị đó cũng đã được các đồng chí lãnh đạo của tỉnh tiếp thu ghi nhận và đưa ra nhiều giải pháp lãnh đạo chỉ đạo khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại. Trong đó vướng mắc nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Đây là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề,liên quan đến nhiều chỉ số đánh giá PCI. Hiện nay doanh nghiệp phản ánh khó khăn lớn nhất về mặt bằng kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh hiện nay là giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bị đội lên rất cao. Theo cảm nhận của doanh nghiệp, đất đai cũng chính là lĩnh vực mà TTHC còn phiền hà nhất. Về vấn đề này, Hiệp hội Doanh nghiệp cũng đã có văn bản kiến nghị tham gia với chính quyền các cấp, chính quyền cần cam kết với Doanh nghiệp, Nhà đầu tư về Thời gian Bồi thường GPMB bàn giao đất sạch, việc đó phải được cam kết trong Hợp đồng ký giữa Chủ đầu tư và Ban Bồi thường GPMB về ngày bắt đầu và ngày kết thúc Hợp đồng. Hiện nay Hợp đồng mới chỉ có ngày bắt đầu mà chưa có ngày kết thúc, nghĩa là thời gian thực hiện Hợp đồng Bồi thường GPMB là Vô thời hạn!

Ngoài rào cản về công tác BTGPMB, cộng đồng doanh nghiệp phản ánh những vướng mắc trong môi trường SXKD của tỉnh Thái Nguyên ở 4 chỉ tiêu giảm điểm so với năm 2016 như sau:

Thứ nhất, về chỉ tiêu gia nhập thị trường: Chỉ tiêu này giảm điểm mạnh nhất so với năm 2016, phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. Những trởngại lớn nhất thường là quy trình thủ tục trong giai đoạn mua hóa đơn VAT, xin cấp phépxây dựng và mở rộng địa điểm kinh doanh, cũng như chi phí tuân thủ cho việc cập nhậthồ sơ và thời gian tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, về chỉ tiêu Chi phí Thời gian: Đây là chỉ tiêu bị giảm điểm mạnh tiếp sau chỉ tiêu Gia nhập Thị trường. Chỉ tiêu này đo lường dựa trên cảm nhận của doanh nghiệp về Thủ tục hành chính và hoạt động Thanh kiểm tra.

Theo đó, doanh nghiệp tiếp tục phản ánh gánh nặng thủ tục hành chính: Công tác cải cách hành chính tuy đã có nhiều giải pháp cải tiến nhưng bộ phận một cửa vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện tại; năng lực làm việc, chuyên môn, kỷ luật, tính chuyển nghiệp và thái độ tận tâm với người dân, doanh nghiệp của số ít đội ngũ công chức còn coi nhẹ, vẫn coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý mà chưa coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ...

Tiếp đến là công tác thanh tra kiểm tra còn chồng chéo, kéo dài, cán bộ thanh tra còn gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. Sau Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh công tác thanh kiểm tra doanh nghiệp, việc thanh kiểm tra cũng được giảm bớt, tránh chồng chéo nhưng trước đó, đã có những doanh nghiệp bị thanh kiểm tra tới 34 lần trong năm!

Thứ ba, về chỉ tiêu Chi phí không chính thức: Chỉ tiêu này bị giảm nhẹ 0.1 điểm so với năm 2016, trong đó dư luận chú ý vào một số vụ việc tiêu cực trong đấu thầu được báo chí phản ánh.

Thứ tư, về chỉ tiêu cạnh tranh bình đẳng: PCI đo lường liệu có sự ưu ái hay phân biệt đối xử giữa DNNN với DN dân doanh, giữa doanh nghiệp FDI và DN trong nước, giữa Doanh nghiệp “sân sau” của quan chức với những doanh nghiệp còn lại. Theo cảm nhận của doanh nghiệp, nhà đầu tư, môi trường đầu tư tại Thái Nguyên đang có sự chệnh lệch và mất bình đẳng quá lớn, vì vậy mà chỉ số này giảm điểm so với năm 2016.

Cũng theo báo cáo PCI 2017, Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang nhỏ đi, thiếu vắng các doanh nghiệp vừa. Do vậy, thách thức chủ yếu hiện nay là làm thế nào để tăng quy mô của những doanh nghiệp nội địa này và tạo điều kiện để họ hội nhập tốt hơn cùng các doanh nghiệp nước ngoài và nâng cao được giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị. Đó là xu hướng chung của cả nước nhưng điều đó diễn ra ở Thái Nguyên rất rõ nét trong mấy năm trở lại đây. Từ chỗ năm 2011, tỉnh Thái Nguyên tuy chỉ có 3.305 doanh nghiệp nhưng chiếm 93% thị phần sản xuất kinh doanh của tỉnh. Nhưng đến 2016 tổng số doanh nghiệp tăng lên 5.721 doanh nghiệp, vốn có tăng lên gấp 1,7 lần so với năm 2011 nhưng thị phần sản xuất kinh doanh của DN trong nước lại bị thu hẹp lại chỉ còn 7%, còn lại 93% thị phần thuộc về doanh nghiệp FDI. Với con số 7% mặc dù rất khiêm tốn nhưng ngược lại, có những đóng góp tương đối bền vững về các mặt an sinh xã hội, an ninh trật tự của địa phương, bảo vệ môi trường, nộp thuế, tạo việc làm ổn định của Người lao động sau độ tuổi 35 như báo chí phản ánh gần đây, ... Vì vậy, HHDN đề nghị Tỉnh ủy, UBND các cấp, các ngành cần quan tâm hỗ trợ và có chính sách đặc thù để phát triển Công nghiệp địa phương và cộng đồng doanh nghiệp địa phương trong thời gian tới.

Kết quả PCI 2017 phản ánh hoàn toàn chính xác nguyện vọng và kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên và các nhà đầu tư là môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư cho doanh nghiệp phải thật công khai, minh bạch, thông thoáng và cạnh tranh nhất. Không có bất kỳ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư, chi phí tài chính và chi phí thời gian cho quá trình này là thấp nhất và doanh nghiệp phải được thật sự hài lòng với sự lãnh đạo chỉ đạo, sự đồng hành chia sẻ của các cấp chính quyền. Đạt được điều này thì cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên và các nhà đầu tư chắc chắn sẽ ghi nhận, đánh giá cao, chấm điểm cao thông qua phiếu khảo sát PCI và thứ hạng PCI của tỉnh Thái Nguyên chắc chắn sẽ đạt cao hơn nữa và là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư.