Một năm vượt khó, tiếp tục tạo dấu ấn mạnh mẽ

17:38, 14/06/2021

Ngày 9/6/2021 là ngày đánh dấu kỷ niệm một năm sáp nhập H.C.Starck Global Tungsten Powders vào Masan High-Tech Materials. Suốt một năm qua, Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã sát cánh cùng nhau đạt được thành công, dù môi trường kinh doanh đầy khó khăn, thử thách với sự suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Ngày 9/6/2020, Công ty CP Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) đã công bố hoàn tất giao dịch mua lại nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C. Starck Group GmbH (HCS). HCS là nhà chế tạo hàng đầu các dòng sản phẩm Vonfram cận sâu công nghệ cao như bột kim loại Vonfram (tungsten metal powders) và Vonfram các-bua (tungsten carbides). HCS phục vụ các khách hàng trên toàn thế giới với các tổ hợp sản xuất tại châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Giao dịch này là bước đi chiến lược trong tầm nhìn của Masan High-Tech Materials trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt hàng đầu thế giới. Giao dịch thành công đã nâng tầm Masan High-Tech Materials trở thành công ty vật liệu công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam có quy mô toàn cầu, đồng thời gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Vonfram quốc tế nhờ vào nền tảng nghiên cứu phát triển và công nghệ hàng đầu thế giới.

Ngay sau sự kiện sáp nhập vào tháng 6-2020, Công ty đã thay đổi tên từ Công ty CP Tài nguyên Masan thành Công ty CP Masan High-Tech Materials. Bên cạnh đó, Ban Điều hành chung đã vạch ra tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi toàn cầu mới. Đặc biệt, Công ty đã cử Giám đốc Chiến lược và Phát triển, Giám đốc Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo sang Đức để hỗ trợ việc sáp nhập và đề ra các sáng kiến đổi mới trong hoạt động của toàn Công ty. Đồng thời, thực hiện các cuộc trao đổi giữa các bộ phận chức năng, công nghệ, thực hành vận hành và bảo trì giữa các công ty thành viên nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng bằng việc phát triển và thực hiện việc chuyển giao các thông lệ tốt nhất. Ban Điều hành cũng được thay đổi để phản ánh chiến lược, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mới. Bộ phận Quản lý Chuỗi cung ứng của HCS được đổi tên thành Bộ phận Quản lý vật tư HCS và hợp nhất nhóm chức năng kho vận (logistics) vào bộ phận này dưới sự quản lý của TS. Stefanie Brix - Giám đốc Quản lý Vật tư toàn cầu. Bà Stefanie cũng nhận chuyển giao từ Bộ phận Tài chính để phụ trách Dịch vụ Hải quan và Thương mại Quốc tế.

Tổ hợp Sản xuất của H.C.Starck - Công ty thành viên của Masan High-Tech Materials tại CHLB Đức.

Sau một loạt các thay đổi đáng nhớ, khách hàng và thị trường đã ghi nhận giá trị khác biệt mà Công ty mang lại về tính bền vững, đổi mới sáng tạo và tập trung kiến tạo giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Công ty cũng cam kết tiếp tục xây dựng lòng tin của khách hàng và minh chứng việc tạo ra giá trị bằng hành động rõ ràng để cung cấp các giải pháp với chi phí cạnh tranh hoặc sự khác biệt hoá sản phẩm nhằm minh chứng rằng Masan High-Tech Materials sẽ là đối tác toàn cầu được lựa chọn trong tương lai.

Sau thương vụ M&A này, Masan High-Tech Materials cũng đã đạt dấu mốc quan trọng khi chiếm thị phần trung gian Vonfram tại các khu vực châu Âu, Trung Đông, châu Phi (EMEA) và châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Hiện, Masan High-Tech Materials là nhà cung cấp Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc tại khu vực EMEA, chiếm hơn 20% thị phần về các sản phẩm bột vonfram và hóa chất đặc biệt.

Công ty cũng không ngừng mở rộng mạng lưới khách hàng, danh mục sản phẩm và xâm nhập các thị trường mới dựa vào nguồn cung sản phẩm trung gian Vonfram cạnh tranh từ Việt Nam và thay đổi chiến lược bán hàng sang “Tập trung vào giải pháp cho khách hàng”. Quan hệ đối tác chiến lược của Công ty cũng ngày càng được củng cố vững chắc với các công ty dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực có xu hướng lớn toàn cầu như đô thị hóa, giải pháp di chuyển tiên tiến, chuyển đổi số…

Nhằm bảo đảm duy trì chi phí sản xuất thấp để hỗ trợ chiến lược tăng doanh thu của Công ty nêu trên, một số sáng kiến cải tiến hiệu suất sản xuất dưới đây đã được áp dụng tại HCS. Cụ thể, Công ty đã tối ưu hóa thực hành bảo trì tại Goslar (Đức) dẫn đến giảm thời gian tạm dừng nhà máy từ 4 tuần xuống còn 2 tuần. Bên cạnh đó, thực hành bảo trì chủ động dựa vào trí tuệ nhân tạo (AI). Thiết lập quan hệ đối tác chiến lược mới để cùng nhau tinh luyện sản phẩm Coban nhằm tiết kiệm chi phí gia công và yêu cầu về đầu tư tài sản cố định. Tối ưu hóa chi phí kho vận. Sau sáp nhập, các sáng kiến này dự kiến sẽ giúp tăng thêm lợi nhuận cho Công ty trên 6 triệu USD/năm.

Đặc biệt, để bổ sung các sáng kiến cải tiến hiệu suất sản xuất, hiện nay các công ty thành viên của Masan High-Tech Materials đang tiến hành hợp lý hóa hoạt động và các hợp lực mua sắm. Cụ thể, thay đổi chiến lược thu mua phế phẩm từ “Phế phẩm dễ xử lý” sang “Tối ưu hóa tổng chi phí sản xuất Ammonium Paratungstate (APT) thông qua phế phẩm” dẫn đến cải tiến liên tục về lợi thế chi phí phế phẩm…

Các bộ phận chức năng của Công ty đang thực hiện nhiều chương trình để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiện tại và phát triển nền tảng tăng trưởng tương lai. Trong đó, có một số sáng kiến được kỳ vọng sẽ đem lại giá trị dài hạn, như: Hợp nhất Báo cáo kế toán theo Luật định và Báo cáo Kế toán quản trị của Masan High-Tech Materials và HCS cho năm 2020; phát triển các nhóm chức năng tập trung để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ Công ty như Chiến lược, Mua bán và  Sáp nhập (M&A), cấp vốn, quản trị rủi ro, dịch vụ tài chính và kế toán một cách hiệu quả về chi phí. Bắt đầu đánh giá và xem xét chiến lược về tập trung hoá các hệ thống và quy trình để tiêu chuẩn hóa các quy trình kinh doanh tốt nhất và duy nhất trên thế giới, nền tảng kinh doanh toàn cầu đặc biệt đã tiêu chuẩn hóa, những nhân tố thành công về nhân sự…

Với những thành tựu đã đạt được trong một năm qua sau sáp nhập, thời gian tới, Masan High-Tech Materials đặt mục tiêu tiếp tục phát huy các giá trị cốt lõi như luôn bảo đảm an toàn cho mọi người, duy trì hoạt động của nhà máy và sự hài lòng của khách hàng trong khi phải ứng phó với đại dịch COVID-19. Từ đó, tiếp tục tạo dấu ấn mạnh mẽ trong ngành vật liệu công nghệ cao, gắn với nhu cầu đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp toàn cầu.