Tại buổi họp báo công bố sự kiện khởi công Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, cũng như các vùng phụ cận, ông Nguyễn Đình Xứng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh sẽ cấp giấy phép đầu tư cho một dự án chăn nuôi bò sữa, phát triển vùng nguyên liệu sữa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã ký xác nhận hợp tác với Công ty TNHH Một thành viên Thống Nhất thành lập Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất (Thanh Hóa).
Với 17 ngành nghề kinh doanh chính, công ty mới chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, với vốn điều lệ 600 tỷ đồng (Vinamilk góp 570 tỷ đồng, chiếm 95%); thời gian thành lập dự kiến trong quý IV/2013.
Nhu cầu phát triển “nóng”
Theo báo cáo tài chính, lũy kế thu từ xuất khẩu 5 năm liên tục (2008 - 2012), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Vinamilk đạt 62%. Năm 2008, Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1.215 tỷ đồng. Năm 2012, con số này là hơn 3.712 tỷ đồng.
Riêng 9 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đạt kim ngạch xuất khẩu 3.354 tỷ đồng trên tổng doanh thu 23.369 tỷ đồng. Tính đến nay, Vinamilk đ hồn tất hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2013, với tổng trị giá 230 triệu USD (tương đương 4.700 tỷ đồng). Các mặt hàng Vinamilk xuất khẩu chủ yếu là sữa bột trẻ em Dielac, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua…
Nhờ tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Codex (tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm), sản phẩm sữa của Vinamilk đ được xuất khẩu sang 26 quốc gia, như Mỹ, Australia, Canada, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Sri Lanka, Philippines, Hàn Quốc, khu vực Trung Đông…
Không chỉ cung cấp cho người tiêu dùng trong nước và thế giới các sản phẩm sữa an toàn, Vinamilk còn đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được điều đó, Vinamilk đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới là Nhà máy Sữa bột Việt Nam và Nhà máy Sữa Việt Nam (sản xuất sữa nước), áp dụng công nghệ chế biến hiện đại và hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Vinamilk luôn đổi mới, đầu tư dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến nhất ở mức độ toàn cầu.
Chủ động nguyên liệu
Ngoài việc mạnh dạn đầu tư công nghệ sản xuất mới nhất, Vinamilk chủ động nguồn nguyên liệu ổn định với chất lượng cao.
Từ đầu năm 2007, Vinamilk đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho 5 trang trại bị sữa tại Tuyên Quang, Lâm Đồng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hóa, nhập khẩu bị giống bò cao sản thuần chủng HF từ Australia.
Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 3 trang trại mới tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con bò) và Thanh Hóa (20.000 con bò). Vinamilk cũng liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bị sữa, với tổng số 65.000 con bò, thu mua sản lượng 460 tấn sữa nguyên liệu/ngày. Hiện Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của nông dân trên cả nước.
Tại Thanh Hóa, Công ty TNHH một thành viên Thống Nhất đang quản lý và sử dụng hơn 2.494 ha đất. Sau khi liên kết với Vinamilk để thành lập công ty mới, phần đất này được coi là tài sản để góp vốn, sẽ chuyển đổi sang xây dựng hệ thống chuồng trại và trồng cỏ để cung cấp thức ăn cho 20.000 con bò sữa.
Trước đó (tháng 7/2012), Vinamilk đã xây dựng Dự án Nhà máy sữa Lam Sơn (hơn 276 tỷ đồng), tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Thanh Hóa. Nhà máy có công suất thiết kế 156 triệu hũ sữa chua ăn và 60 triệu lít sữa tiệt trùng/năm.
Với những dự án trên, Vinamilk dự kiến xây dựng một chu trình khép kín tại Thanh Hóa với quy mô trung tâm vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước.
Chủ trương của Vinamilk cũng đ nhận được sự ủng hộ từ UBND tỉnh Thanh Hóa. Trao đổi với phóng viên Báo đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc đưa Vinamilk vào thực hiện phát triển ngành bị sữa tại nông trường Thống Nhất là chủ trương lớn của tỉnh trong định hướng phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.