Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng dịp Tết Nguyên đán năm 2019

16:02, 01/02/2019

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Nguyên (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên) vừa có Công văn số 52/CCTT&BVTV-BVTV gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng dịp Tết Nguyên đán năm 2019.

Hiện nay, cây lúa đang trong giai đoạn cấy - bén rễ (huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên, T.P Sông Công), cây chè đang trong giai đoạn phát triên búp, cây ăn quả đang giai đoạn phát triển nụ hoa, cây rau phát triển thân lá. Thời tiết trong những ngày tới dự báo sẽ có mưa phùn, trời rét, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho một số sinh vật gây hại chính trên cây trồng phát triển như bệnh phồng lá hại chè, bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh sương mai hại vải, bệnh thối nhũn trên cây rau họ hoa thập tự...

Thực hiện công văn số 121/BVTV-TV ngày 15/01/2019 của Cục Bảo vệ thực vật về việc theo dõi và phòng, chống sinh vật gây hại cây trồng dịp Tết Nguyên đán.

Căn cứ tình hình sinh trưởng cây trồng và tình hình thời tiết, Chi cục Trồng trọt và BVTV Thái Nguyên yêu cầu các trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện một số nội dung sau:

1. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phân công cán bộ trạm trực nghiêm túc trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.

2. Điều tra và báo cáo chính xác mức độ sinh vật gây hại trên các cây trồng chính như cây lúa, chè, cây ăn quả và cây rau, gửi thông báo và văn bản chỉ đạo về Chi cục theo quy định hiện hành. Tham mưu UBND huyện, thành phố, thị xã ra văn bản đôn đốc phòng trừ dịch hại khi cần thiết.

3. Chủ động hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ khi phát hiện dịch hại cục bộ, có nguy cơ phát sinh thành địch, cụ thể:

* Đối vởỉ bệnh phồng lá hại chè:

Thực hiện theo hướng dẫn phòng trừ bệnh phồng lá hại chè số 13/HD- CCTT&BVTV ngày 08/01/2019 của Chi cục Trong trọt và BVTV Thái Nguyên

* Đối với bênh đạo ôn trên mạ

Phun phòng bệnh trên mạ bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Fuji - One 40EC, 40WP, Aniistar top 325SC, Kabim 30WP, Starsuper 60WP…    

* Đối với bệnh sương mai hại vải, nhãn: Chủ động theo dõi những vườn vải, nhãn đang trong giai đoạn phát triển lộc xuân - Phát triển nụ hoa, hướng dẫn nông dân phun phòng bệnh trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triên bằng một trong các loại thuốc như Polyram 80WG, Antracol 70 WP...

* Đối với bệnh thối nhũn hại cây rau họ hoa thập tự: Nhổ bỏ cây bị bệnh ra khỏi vùng trồng rau, ngừng bón phân và xử lý bằng một trong các loại thuốc sau: Stifano 5.5SL, Biobus 1.00 WP....

* Đối với bệnh lùn sọc đen hại lúa: Theo dõi rầy lưng trắng trên mạ, lúa mới cấy phát hiện thấy bệnh lùn sọc đen xuất hiện gây hại trên cây lúa, mạ. Xác định mức độ gây hại và tham mưu kịp thời các biện pháp xử lý cho Ủy ban nhân dân các cấp và báo cáo kết quả thực hiện về Chi cục. Chú ý: Tập trung xử lý triệt để khi bệnh đang ở diện hẹp.

Ngoài ra cần lưu ý các đối tượng như ốc bươu vàng hại lúa, sâu tơ, sâu xanh hại hoa thập tự.

Chi cục Trồng trọt và BVTV báo cáo và đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã phường, thị trấn, tổ chức tốt công tác phòng trừ khi có đối tượng dịch hại xẩy ra trên địa bàn.