Làng nghề vào vụ Tết

09:08, 13/01/2018

Thời điểm này, các hộ dân ở nhiều làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán. Với các loại sản phẩm phong phú, đa dạng, từ đồ nội thất, gia dụng đến lương thực, thực phẩm, các làng nghề sẵn sàng cung ứng lượng hàng hóa khá lớn ra thị trường.

Chúng tôi có mặt tại Làng nghề mộc mỹ nghệ Giã Trung, xã Tiên Phong (T.X Phổ Yên) vào một buổi chiều mưa rét cuối năm. Dường như thời tiết ngoài trời không hề làm ảnh hưởng tới không khí làm việc tất bật trong các nhaâ xưởng. Đâu đâu cũng nghe tiếng máy bào, máy đục. Vừa hướng dẫn thợ làm các chi tiết trang trí của chiếc giường chuẩn bị giao cho khách hàng, anh Dương Văn Doanh vừa chia sẻ với chúng tôi: Làm nghề này không lúc nào là ngơi tay, càng gần Tết thì lượng khách đặt hàng càng nhiều nên các hộ thuộc Làng nghề phải tăng thợ, tăng giờ làm mới kịp tiến độ. Từ tháng trước, nhaâ tôi đã phải thuê thïm 5 thúå nhưng nhiều khi vẫn phải làm việc đến 12 giờ đêm mới được nghỉ...

Khöng riïng gia đình anh Doanh mà nhiều hộ khác trong Làng nghề cũng phải tăng cường độ sản xuất, mỗi xưởng thuê thêm 4-5 nhân công là chuyện bình thường. Theo nhiều hộ sản xuất ở đây cho biết, các mặt hàng được ưa chuộng hiïån nay chủ yếu là giường, tủ. Về giá cả thì có sự khác nhau tùy theo yêu cầu của khách và chất lượng. Thời điểm giáp Tết, giá các mặt hàng đồ  gỗ mỹ nghệ tăng từ 1-2 triệu đồng/sản phẩm so với ngày thường. Ông Dương Văn Hiến, Bí thư Chi bộ thôn Giã Trung cho biết: Tuy thời điểm này, hàng hóa ra vào tấp nập, nhưng, chủ yếu là hàng đặt theo yêu cầu, tiêu thụ trong nước, còn các sản phẩm cao cấp gia công cho Đồng Kỵ vẫn tương đối ổn định. Dự kiến, ra Giêng, các sản phẩm bằng gỗ Hương sẽ tiêu thụ mạnh do lúc này nhu cầu từ Trung Quốc tăng nhanh, do vậy, các xưởng đang tích cực sản xuất và dự trữ hàng hóa.

Gần Tết cũng là lúc không khí sản xuất tại Làng nghề miến Việt Cường (Đồng Hỷ) trở nên hối hả hơn. Vốn được xem là một trong những món ăn không thể thiếu trong những mâm cỗ Tết cổ truyền, do vậy, sản lượng tiêu thụ miến cũng nhỉnh hơn so với ngày thường từ 10-15%. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao ngày cuối năm, ngay từ tháng 8 Âm lịch, người dân Làng nghề đã bắt đầu tích trữ, nhập bột dong nguyên liệu. Trung bình mỗi ngày, hơn 40 hộ sản xuất trong Làng nghề xuất bán ra thị trường từ 3,5-4 tấn miến thành phẩm. Ông Đỗ Văn Đạt, Trưởng xóm Việt Cường cho biết: Lượng miến sản xuất ra nhiều hơn so với ngày thường nhưng các hộ gia đình đều cam kết sản xuất bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là không tăng giá để giữ vững thương hiệu làng nghề. Một lý do nữa khiến giá miến năm nay dù đã cận Tết nhưng vẫn không tăng (50 nghìn đống/kg) đó là do bà con đã chủ động tích trữ nguyên liệu, sắp xếp lao động từ trước đó khá sớm, cho nên việc sản xuất được đánh giá là tương đối thuận lợi.

Còn tại Làng nghề chè truyền thống xóm 4 Yên Thủy (Phú Lương), không khí chuẩn bị Tết đã đến từ hơn 1 tháng trước, do các thương lái từ khắp mọi nơi đến đây thu gom chè. Là một trong những hộ trồng chè lâu năm ở Yên Thủy, ông Nguyễn Văn Sinh cho biết: Gia đình tôi có hơn 3.000m2 trồng chè, gồm cả giống trung du vaâ cheâ lai. Để sản phẩm phục vụ Tết, cũng giống như những hộ trồng chè khác, ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã chủ động chăm bón, tưới tiêu, bảo đảm cây chè sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, triển khai trồng chè vụ àöng. Tuy nhiên, do thời tiết năm nay lạnh hơn nhiều so với năm ngoái, nên chè thành phẩm tương đối khan hiếm đã đẩy giá chè cao hơn ngày thường khoảng 30-40%. Hiện tại, chè búp khô là 220.000-250.000 đồng/kg. Được biết, do lượng khách đến thu mua quá đông, nên dù chưa đến Tết, nhưng thời điểm này, rất nhiều hộ trong Làng nghề Yên Thủy đã gần hết sản phẩm để tiêu thụ, cá biệt có một số hộ đã “cháy hàng”  từ 1 tháng trước. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu làm quà biếu, tặng, năm nay nhiều hộ dân trong làng nghề đã chú ý đến việc đóng bao bì đẹp cho khách theo yêu cầu thay vì bán theo bao như mọi năm.

Cùng với các làng nghề nói trên thì 217 làng nghề, làng nghề truyền thống còn lại trên địa bàn tỉnh với các nghề làm bánh chưng, bún, miến, tương nếp, trồng chè, sinh vật cảnh… cũng đang hối hả chuẩn bị vào vụ Tết. Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn của Trung ương và địa phương, đặc biệt là nguồn vốn khuyến công đã tiếp thêm động lực cho các làng nghề có những nét khởi sắc mới. Đồng thời, khuyến khích bà con lưu giữ những nét đẹp truyền thống của làng nghề. Không chỉ nâng cao chất lượng mà những năm gần đây, các laâng nghề đã chú ý đến việc xây dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động, đặc biệt, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được quan tâm. Nhờ đó, sản phẩm làng nghề đang ngày càng đến gần hơn với người tiêu dùng, tiêu thụ nhanh và ngày càng vươn xa, mở rộng thị trường...