* Phùng Vǎn Minh, còn có tên là Quận Cồ, sinh nǎm 1849, người Nam Định, theo ông nội di cư lên sống ở Sơn Tây.
Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm tỉnh Sơn Tây cũ, Quận Cồ cùng với một số người yêu nước tổ chức nhân dân các huyện nổi lên chống Pháp.
Đồng bào hầu hết các tỉnh Sơn Tây cũ và một số huyện của tỉnh Vĩnh Yên đã ủng hộ nghĩa quân của Quận Cồ. Giặc Pháp mở nhiều cuộc hành quân nhằm tiêu diệt nghĩa quân nhưng đều thất bại. Nghĩa quân đã duy trì cuộc kháng chiến được gần 7 nǎm.
Ngày 13-6-1889, trong trận đánh đồn Vật Lại, Quận Cồ Phùng Vǎn Minh bị một tên tay sai của Pháp gài vào hàng ngũ nghĩa quân, đánh lén, rồi chặt đầu ông đem về nộp cho giặc để lĩnh tiền thưởng.
* Lương Vǎn Can sinh nǎm 1854, quê ở Nhị Khê, Thường Tín, Hà Đông.
Nǎm 20 tuổi ông đỗ cử nhân và dạy học ở Hà Nội. Nǎm 1908 ông liên kết với các đồng chí lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khởi xướng phong trào Duy Tân. Các sĩ phu yêu nước và nhân dân tiến bộ nhiệt liệt tham gia, khiến thực dân hoảng hốt khủng bố, ra lệnh đóng cửa trường bắt giam một số người. Nǎm 1914, nhân vụ ném tạc đạn ở khách sạn Hà Nội, thực dân Pháp bắn hơn trăm người, trong đó có ông và kết án ông 10 nǎm biệt sứ, lưu đầy ở Nông Pênh Cǎmpuchia. Đến 25-11-1921 ông mới về lại Hà Nội và tiếp tục dạy học. Ông mở trường Ôn Như và chuyên tâm soạn sách. Các tác phẩm chính của ông gồm có: "Quốc sư phạm lịch sử", "Hán tự tuyệt kính", "Ấm học tùng đàm", "Gia huấn", "Hán tự quốc âm", "Hạch đàm loại ngữ", "Châu thư loại ngữ". Ông mất tại Hà Nội ngày 13-6-1927, thọ 73 tuổi.
* Trước khi rời nước Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc để lại thư cho các bạn cùng hoạt động: "Trong cuộc chiến đấu của chúng ta, chúng ta không cô độc, vì chúng ta có tất cả dân tộc của chúng ta ủng hộ và vì những người Pháp dân chủ, những người Pháp chân chính đứng bên cạnh chúng ta. Chúng ta phải làm gì?... Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập".
* Ngày 13-6-1955, Hồ Chủ tịch đã tới nhà thương Đồn Thuỷ (nay là bệnh viện Hữu Nghị và Viện Quân y 108) và nhà thương Phủ Doãn (nay là bệnh viện Việt Đức).
Tại hai bệnh viện, Bác Hồ đã ân cần hỏi thǎm người bệnh và bệnh binh động viên họ yên tâm chữa bệnh, cǎn dặn các thầy thuốc coi người bệnh như những người thân của mình, tận tình chữa trị cho họ.
* Ngày 13-6-1975, toàn lãnh thổ Việt Nam thống nhất dùng giờ Đông Dương theo múi giờ thứ 7.
* Giêmxơ Clêx Mắcoen (James Clerk Maxwell) sinh ngày 13-6-1831 ở Xcốtlen và qua đời ngày 5-11-1879.
Mắcoen là nhà vật lý đã chứng minh rằng: ở cùng nhiệt độ, động nǎng trung bình của các phân tử chất, không tuỳ thuộc bản chất của chúng. Ông đã tìm ra công thức điện từ khi mạch điện xê dịch trong từ trường, đề ra thuyết điện từ về ánh sáng và phương trình tổng quát về sự truyền điện từ trường.