* Ngày 18-6-1815 đã diễn ra trận Oatéclô, gần thành phố Bruyxen (nước Bỉ). Tham chiến có quân Pháp với gần 72 nghìn người, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Napôlêông Bônapactơ và liên quân Anh - Phổ có 68 nghìn người, do tướng Oenlinhtơn cầm đầu. Quân đội của Napôlêông đã bị quân Anh - Phổ đánh bại hoàn toàn. Thất bại ở trận Oateclô buộc Napôlêông phải thoái vị lần thứ hai (ngày 22-6-1815), sau 100 ngày trở lại làm vua nước Pháp. Ông bị đầy ra đảo Xanh Hê Len (Đại Tây Dương) và chết ở đó nǎm 1821.
* Nguyễn Trọng Khâm, nhà hoạt động cách mạng, nhà thơ, bút danh Xuân Thuỷ, sinh ngày 2-9-1912 tại xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
Lúc còn nhỏ, ông học tại Hà Nội, tham gia các tổ chức yêu nước chống Pháp. Từ nǎm 1932 ông tích cực hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng lãnh dạo Đông Dương, bị Pháp bắt giam nhiều lần nhưng vẫn kiên trì đấu tranh trong tù cũng như khi được trả tự do. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông lần lượt được cử giữ nhiều chức vụ qaun trọng trong Đảng và Chính phủ. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khoá 2,3 và 4 (từ nǎm 1951 đến 1981) và nǎm 1968 được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nǎm 1968, ông là Bộ trưởng của Chính phủ, được cử làm trưởng đoàn đại biểu Chính phủ dự hoà đàm về chiến tranh Việt Nam với Mỹ tại Pari, đưa đến ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam nǎm 1973. Đầu nǎm 1980, ông làm Chủ tịch hữu nghị Việt - Xô, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam , Phó chủ tịch kiêm tổng Thư ký Hội đồng nhà nước Việt Nam.
Do công lao của mình, ông được Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, trong đó có huân chương Hồ Chí Minh. Ông đã xuất bản các tập thơ: "Thơ Xuân Thuỷ" (1974) và "Đương xuân" (1979). Ông mất ngày 18-6-1985 tại Hà Nội, thọ 73 tuổi.
* Cục Vận tải thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập ngày 18-6-1949, trong tình hình cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang mở rộng. Từ đó đến nay, ngày 18-6 trở thành ngày truyền thống của bộ đội vận tải.
Sau khi thành lập, Cục Vận tải đã tổ chức ngay lực lượng phục vụ chiến dịch biên giới. Trong những nǎm 1950-1953, bộ đội vận tải đã phục vụ 6 chiến dịch lớn: Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Hoà Bình, Tây Bắc và Thượng Lào.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội vận tải có 26 vạn dân công tham gia với trên 3 triệu ngày công. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975, bộ đội vận tải đã xử dụng trên 1 vạn xe vận tải quân sự và một số đoàn xe vạn tải hàng hoá.
Các đợn vị vận tải cơ giới đường bộ và đường thuỷ thực hiện khẩu hiệu "Thần tốc, táo bạo" trong vận chuyển. Tháng 8-1968, Hồ Chủ tịch tặng cho ngành xe vận tải quân đội lá cờ mang dòng chữ "Yêu xe như con, quý xǎng như máu, vượt mọi khó khǎn hoàn thành nhiệm vụ".
* Phong trào thi đua "Ba nhất", nẩy mầm từ đại đội hai pháo binh, đoàn Vinh Quang, một đơn vị huấn luyện, trước thuộc loại kém nhưng sau một thời gian kiên quyết phấn đấu chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ra sức khiêm tốn học tập, quyết tâm vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật nên chuyển thành đơn vị tiên tiến và là đơn vị đầu tiên đạt danh hiệu "Ba nhất" vào ngày 18-6-1960. Nội dung "Ba nhất" là: nhất về huấn luyện quân sự, rèn luyện kỹ thuật; nhất về mặt gương mẫu, kỷ luật; nhất về lao động và sản xuất.
Phong trào thi đua "Ba nhất" đã lôi cuốn các đơn vị trong toàn quân, mở rộng ra cả những đơn vị dân quân, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa bộ đội thường trực và lực lượng hậu bị, củng cố khối đoàn kết công - nông - binh.
Hồ Chủ tịch đã nói:
"Công nhân phất cao ngọn cờ Duyên Hải
Nông dân phất cao ngọn cờ Đại Phong
Quân đội anh hùng phất cao ngọn cờ "Ba nhất".
Công - nông - binh đại thi đua, đại đoàn kết, chủ nghĩa xã hội nhất định thành công, Bắc - Nam nhất định sẽ thống nhất, non sông một nhà".
Thế giới:
* Nhân dân Bungari và nhân dân thế giới vô cùng biết ơn và kính trọng Ghêoocghi Đimitơrốps, người con vĩ đại của giai cấp công nhân, vị lãnh tụ và người thầy của cách mạng Bungari, người xây dựng nước Bungari XHCN, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.
Đimitơrốps sinh ngày 18-6-1882 trong một gia đình công nhân cách mạng. Ông bắt đầu hoạt động từ nǎm 15 tuổi. Nǎm 20 tuổi ông gia nhập Đảng xã hội dân chủ. Sau đó, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng.
Sau cách mạng tháng Mười nga, ông có công lớn trong việc thống nhất Đảng xã hội dân chủ Bungari, Nǎm 1923 ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống phát xít. Ông tích cực hoạt động trong Ban Chấp hành Quốc tế cộng sản và góp phần dự thảo những vǎn kiện có tính chất cương lĩnh. Nǎm 1935 ông được bầu làm Tổng bí thư quốc tế cộng sản. Sau khi lật đổ chính quyền phát xít, Bungari tuyên bố thành lập nước cộng hoà nhân dân, Đimitơrốp được bầu làm Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, ông đã góp phần quan trọng vào việc phát triển lý luận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhất là lý luận về chế độ dân chủ nhân dân và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Bungari.
Ngày 2-7-1949 Đimitơrốp qua đời, để lại cho tất cả những người cộng sản và lao động trên thế giới một niềm thương tiếc vô hạn, một tấm gương sáng chói về dũng khí, phẩm chất của một người cộng sản kiên định sáng tạo.
Về Đimitơrốp, còn có sự kiện rất đáng chú ý và nổi tiếng thế giới, là ông đã hùng biện tự bào chữa cho mình một cách thắng lợi và cho những người cộng sản ở toà án của bọn phát xít Đức.