* Từ ngày 23 đến ngày 27-6-1952, hội nghị lần thứ ba Ủy ban Liên Việt toàn quốc họp tại Việt Bắc. Trên diễn đàn hội nghị, đồng chí Trường Chinh đọc tham luận: "Củng cố mặt trận dân tộc thống nhất và ý kiến về sửa đổi vài điểm trong 10 điểm ghi nhớ của Hội viên Liên Việt".
Hội nghị ra quyết định về những công tác cụ thể của mặt trận. những công tác nổi bật là: "Thực hiện kế hoạch sản xuất tiết kiệm; định chính sách cụ thể của mặt trận để xúc tiến việc vận động đồng bào tôn giáo và vận động các dân tộc miền núi; sửa đổi vài điểm trong 10 điều ghi nhớ của Hội viên Liên việt; đẩy mạnh công tác của Mặt trận ở vùng sau lưng địch..."
* Theo quyết định của Trung ương Đảng và Chính phủ, ngày 23-6-1953, lớp chỉnh quân chính trị cho cán bộ trung cao cấp do Tổng quân ủy trực tiếp phụ trách, khai mạc tại Việt Bắc.
Hồ Chủ tịch đã huấn thị cho lớp học và nêu rõ: "Mục đích chỉnh quân là làm cho quân đội ta thành một quân đội nhân dân Cách mạng quyết chiến quyết thắng".
Kết quả của lớp chỉnh huấn là cán bộ đã nâng cao nhận thức tư tưởng về những vấn đề quan trọng như: Đường lối cách mạng; Trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; Lập trường giai cấp, tổ chức kỷ luật... Lớp chỉnh quân là một thắng lợi chính trị có ảnh hưởng sâu rộng, nó xây dựng cơ sở tư tưởng rất cần thiết cho cuộc kháng chiến.
* Ngày 23-6-1979, đoàn học sinh Việt Nam đi dự kỳ thi toán quốc tế lần thứ 21 tổ chức tại Luân Đôn (Anh). Cả 4 học sinh Việt Nam đều được giải thưởng. Học sinh Lê Bá Khánh Trình đạt giải nhất với số điểm tối đa là 40 điểm trên 40. Ba học sinh còn lại đều đạt giải nhì.
* Ngày 23-6-1994, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 9, kỳ họp thứ nǎm đã thông qua Bộ luật lao động. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-1995.
Nội dung chủ yếu của Bộ luật Lao động quy định: Việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn lao động, vệ sinh lao động, những quy định riêng đối với lao động nữ, những quy định riêng đối với người lao động chưa thành niên và 1 số lao động khác, bảo hiểm xã hội, công đoàn, giải quyết tranh chấp lao động, quản lý Nhà nước về lao động, xử lý vi phạm pháp luật lao động...
* Ngày 23-6-1888, ban đồng ca công nhân thành phố Linlơ (nước Pháp) đã biểu diễn "Quốc tế ca" lần đầu tiên. Từ nǎm 1918 đến nǎm 1943, "Quốc tế ca" là quốc ca của Liên Xô.
"Quốc tế ca" là bài ca chính thức của giai cấp vô sản trên thế giới. Lời của Pôchiê và nhạc của Đêgâytơ, cả hai đều là người Pháp. Ơgien Pôchiê là nhà thơ lớn nhất của vǎn học Công xã Pari (tháng 6-1871).
Hồ Chủ tịch là người đầu tiên dịch "Quốc tế ca" ra tiếng Việt. Nhiều chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã hát vang "Quốc tế ca" khi bước ra pháp trường của thực dân Pháp, trước lúc hy sinh, để cổ vũ những người khác tin tưởng ở ngày mai tươi sáng.