* Ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi (vua yêu nước chống Pháp) đã ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân ra sức phò vua, cứu nước thoát khỏi cảnh ngoại xâm.
Cả nước đã hưởng ứng chiếu Cần Vương. Phong trào vũ trang chống Pháp do các sĩ phu cầm đầu, sôi nổi khắp Trung Kỳ với các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Mai Xuân Thưởng v.v... Phòng trào Cần Vương còn kéo dài đến hết thế kỷ XIX.
* Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã tiến hành ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dự trên nghị quyết của đại hội lần thứ 7 quốc tế cộng sản, cǎn cứ vào tình hình thực tế Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh thích hợp. Hội nghị xác định: Mục tiêu trực tiếp, trước mắt của Cách mạng Đông Dương là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình. Kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng; phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
* Để tổng kết những kinh nghiệm quý báu, nhất là kinh nghiệm chống địch càn quét và đề ra những nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo chiến lược, chiến thuật, tổ chức, xây dựng đưa chiến tranh du kích phát triển đến một trình độ cao, ngày 13-7-1952 ta đã mở Hội nghị chiến tranh du kích. Hồ Chủ tịch đã tới dự và trong bài nói tại Hội nghị. Người đã nêu rõ mục đích của chiến tranh du kích không phải ǎn to đánh lớn và phải tỉa dần, đánh làm sao cho giặc ǎn không ngon ngủ không yên, bị hoang mang về tinh thần, vật chất rồi đi đến chỗ tiêu diệt, nhiệm vụ của du kích là phá âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của địch. "Phá được âm mưu đó là góp phần lớn vào công việc tổng phản công".