Một số sự kiện trong ngày 15 tháng 7:

00:00, 15/07/2014

* Đồng chí Nguyễn Duy Trinh sinh ngày 15-7-1910 tại tỉnh Nghệ An, qua đời năm 1985 tại Hà Nội. Tham gia cách mạng từ nǎm 1927 đến đầu nǎm 1932, đồng chí bị địch kết án tù khổ sai và đày đi Côn Đảo (từ 1935 đến 1945).

 

Sau Cách mạng tháng Tám, đồng chí Nguyễn Duy Trinh lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: Ủy viên Trung ương Đảng (nǎm 1951), Bí thư Trung ương Đảng (nǎm 1955), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (nǎm 1956), Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ nǎm 1965 đến 1980). Đồng chí là đại biểu Quốc hội từ khoá 1 đến khoá 7.

* Tháng 6-1946, Bộ Nội vụ cho thành lập trường trung cấp huấn luyện công an (tiền thân của trường đại học An ninh ngày nay).


Ngày 15-7-1946, khoá học đầu tiên khai giảng tại 15 phố Trần Bình Trọng, Hà Nội. Khoa huấn luyện này có 40 học viên, hầu hết là trưởng, phó ty; trưởng, phó ban của các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở ra. Thời gian học là ba tháng. Chương trình học gồm các môn pháp luật, công tác công an, lịch sử, hành chính, cǎn cước.


Khoá học đầu tiên của trường trung cấp huấn luyện công an đã góp phần đào tạo cán bộ cho ngành, phục vụ có hiệu qủa cuộc kháng chiến chống Pháp và tạo nền móng cho công tác giáo dục và đào tạo của ngành công an sau này.

 

* Ngày 15-7-1974 là ngày công bố kết quả thi toán quốc tế lần thứ 16 tổ chức tại nước Cộng hoà dân chủ Đức. Lần đầu tiên nước ta cử một đoàn 5 học sinh hết lớp 10 phổ thông đến dự thi với 140 học sinh của các 18 nước. Đoàn học sinh Việt Nam đã được một giải nhất - Hoàng Lê Minh, một giải nhì và hai giải ba.

 

* Tháng 6-1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lấy ngày 15-7 hàng nǎm làm "Ngày truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong"


Ngày 15-7-1950, tại chiến khu Việt Bắc đã thành lập đội thanh niên xung phong đầu tiên, gồm 225 người từ 18 đến 25 tuổi để phục vụ chiến dịch Biên giới.


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng thanh niên xung phong nước ta có nhiều đóng góp to lớn, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam.

 

* Rembran - danh hoạ người Hà Lan - sinh ngày 15-7-1606, mất nǎm 1669. Cuộc đời của ông gắn liền với tâm trạng các nhân vật trong tranh ông: Vinh quang và cay đắng, hạnh phúc và đau khổ.


Ông là nghệ sĩ tài hoa. Ông đã trao cho con người trần thế cái ánh sáng biểu hiện sâu sắc qua các tác phẩm "Tuần tra đêm", "Tự hoạ". Đặc biệt là tác phẩm "Đanaê" được sáng tác nǎm 1636 đã được người đời ghi nhớ, giữ gìn. Nàng Đanaê của rembran không chìm đắm mơ màng trong giấc mơ tình yêu và khao khát giơ tay đón nhận, trao gửi một tình yêu hiện diện. Cô gái lao động Hà Lan mạnh khoẻ là hiện thân một quan niệm về cái đẹp nhân bản trong tranh Rembran vào những nǎm cuối đời.

 

* Anto Paplôvich Sêkhốp là nhà vǎn nổi tiếng Nga. Ông sinh ngày 29-1-1860. Nǎm ông 24 tuổi ông tốt nghiệp đại học và trở thành bác sĩ nông thôn. Không chỉ chữa bệnh về thể xác, ông dùng vǎn học để chữa bệnh tinh thần cho nhân dân. Với ngòi bút hiện thực phê phán thấm đượm hài hước trào lộng, ông trở thành nhà vǎn lớn ở thế kỷ XIX. Ngòi bút của ông đã phê phán và đấu tranh cho mọi tầng lớp người nghèo khổ. Với những cống hiến lớn lao, nǎm 1900 ông được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.


Sêkhốp được coi là nhà viết truyện ngắn thiên tài bậc nhất qua các tác phẩm "Anh béo, anh gầy", "Cái chết của một viên chức", "Con kỳ nhông", "Nỗi buồn" "Vanka", "Người đàn bà có con chó nhỏ"... Ông còn là nhà cách tân nghệ thuật sân khấu Nga lỗi lạc. Với những vở "Cậu Vania", "Chim hải âu", "Ba chị em"... Ông đã làm thay đổi diện mạo của sân khấu bằng cách đưa vào kịch những hình thức diễn đạt, những hành động mới mẻ làm cho kịch thấm đậm yếu tố trữ tình và yếu tố tâm lý. Sêkhốp mất ngày 15-7-1904 vì bệnh lao phổi tại Đức.