* Ngày 27-7-1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh. Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc, Cục Chính trị quân đội Quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã tập họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch chọn một ngày làm ngày "Thương binh".
Sau khi cân nhắc về nhiều mặt, Hội nghị nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27-7-1947 làm ngày "Thương binh toàn quốc". Chiều ngày 27-7-1947, một cuộc mít tinh quan trọng tổ chức tại huyện Đại Từ (Bắc Thái) có 2000 người tham gia. Ban Tổ chức ngày "Thương binh toàn quốc" đã trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ tịch. Trong thư Người cho biết đã ủng hộ một chiếc áo lụa của Hội Phụ nữ gửi biếu Người, một tháng lương và một bữa ǎn trưa của các nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Từ nǎm 1947, ngày "Thương binh" đã được tổ chức trọng thể thường kỳ hàng nǎm. Sinh thời nǎm nào vào dịp này, Hồ Chủ tịch đều có thư và quà gửi cho anh em thương binh và các gia đình liệt sĩ. Tháng 7-1954, sau thắng lợi Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giải quyết vấn đề liệt sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh. Trên ý nghĩa đó, từ nǎm 1955 ngày "Thương binh toàn quốc" được đổi thành ngày "Thương binh liệt sĩ".
* Những tội ác chiến tranh tàn bạo của Đế quốc Mỹ đã làm bùng lên những đợt sóng mạnh mẽ và rộng rãi trên thế giới ủng hộ Việt Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược, kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút không điều kiện toàn bộ quân Mỹ về nước.
Trong bối cảnh đó, ngày 20-7-1972, Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân châu Âu đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã họp tại Pari, Dự hội nghị có 27 đoàn đại biểu, trong đó có các đoàn đại biểu các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, các đoàn đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân các nước Tây Âu và Bắc Âu. Hội nghị đã thông qua một bản tuyên bố quan trọng về vấn đề Việt Nam, kịch liệt lên án chính quyền Níchxơn, xâm lược miền Nam Việt Nam và leo thang chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, gây ra nhiều tội ác cực kỳ tàn bạo đối với nhân dân Việt Nam.
* Lécmôntốp là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết Nga nổi tiếng. Ông sinh ngày 15-10-1814 trong một gia đình quý tộc. Ông có tưởng tượng tự do, có ý thức sâu sắc về sứ mạng của nhà thơ trước vận mạng của nhân dân. Các bài thơ của ông gieo hy vọng vào lòng dân tộc như: "Cái chết của nhà thơ", "cách buồm", "Người tù", "Vĩnh biệt nước Nga dơ bẩn". Đặc biệt tiểu thuyết nổi tiếng "Người anh hùng của thời đại chúng ta" là một đỉnh cao của nền vǎn xuôi Nga.
Thơ vǎn Lécmôntốp cháy bỏng lời hiệu triệu đấu tranh, đem lại niềm tin và tình thương yêu nhân loại. Thơ ông là một trong những tiếng thơ trữ tình nồng thắm của nền vǎn học cổ điển vĩ đại và trường tồn của nước Nga. Ông bị sát hại trong một cuộc đấu súng do âm mưu của những kẻ vốn cǎm ghét nhà thơ vào ngày 27-7-1841.
* Ngày 27-7-1866, cáp điện báo vượt Đại Tây Dương đầu tiên đã được lắp đặt thành công.
Phinđơ, người Mỹ, là người khởi xướng ra công trình này. Ông dành toàn bộ tài sản của mình cho công việc đó.
* Hiệp định đình chiến ở Triều Tiên đã được ký kết tại Bàn-môn-điếm ngày 27-7-1953. Các bên tham gia ký kết hiệp định gồm có: Quân đội Nam Triều Tiên và Quân đội Mỹ, Quân đội Bắc Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc. Theo Hiệp định này, tất cả các hoạt động quân sự ở đất nước Triều Tiên đều đình chỉ, giới tuyến được ấn định là vĩ tuyến 38. Uỷ ban giám sát việc thi hành hiệp định được thành lập bao gồm: Ba Lan, Tiệp Khắc, Thụy Sĩ và Thụy Điển.