Đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

08:38, 20/03/2015

I. Các ý kiến đóng góp đối với văn bản Phụ lục III

1. Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự:

 

Đồng ý với loại ý kiến thứ nhất: Bổ sung Điều 19 (dự thảo) vào là hợp lý nhằm đảm bảo thực sự và cụ thể quyền dân sự và trách nhiệm của cơ quan pháp luật (Tòa án) và không trái với Điều 102 của Hiến pháp 2013 quy định (khoản 3)

 

2. Về quyền nhân thân:

 

Đồng ý với loại ý kiến thứ nhất: việc sắp xếp lại các điều luật, các vấn đề cụ thể: 26 điều (Điều 26 đến Điều 51) là hợp lý khoa học và phù hợp với Hiến pháp năm 2013  (Chương II) .

 

Thêm 2 điều 48, 49 (dự thảo) là cần thiết, phù hợp với thực tiễn và thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, ưu việt của chế độ và nhà nước ta.

 

Các quyền nhân thân càng toàn diện càng cụ thể thì dân càng dễ hiểu góp phần nâng cao trình độ dân trí. Các cơ quan pháp luật cũng có nhiều thuận lợi trong việc vận dụng luật pháp để xét xử.

 

3. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

 

Không tán thành việc loại bỏ chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác vì không đúng với thực tế là ở Việt Nam vẫn đang tồn tại hộ gia đình, tổ hợp tác, không vì khó khăn trong việc xác định tư cách pháp lý mà loại các đối tượng này ra khỏi vai trò chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Đề nghị giữ nguyên vai trò chủ thể của các đối tượng này như Bộ luật Dân sự hiện hành.

 

Mặt khác thùa nhận có loại hình sở hữu chung thì hiện hộ gia đình tổ hợp tác là loại hình sở hữu chung trong 3 loại sở hữu mà dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định.

 

Đồng ý với loại ý kiến thứ hai: ghi nhận vai trò của hộ gia đình, tổ hợp tác.

 

4. Về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức:

 

Tán thành loại ý kiến thứ hai là giữ nguyên Điều 134 của Bộ luật Dân sự hiện hành (2005) với nội dung đủ, gọn, dễ hiểu.

 

Điều 145 của Dự thảo Bộ luật Dân sự nặng về giải thích các hình huống mà tòa án có thể áp dụng.

 

5. Về bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu:

 

Đồng ý với loại ý kiến thứ hai là giữ nguyên Điều 138 của Bộ luật Dân sự hiện hành vì phù hợp với Điều 32 của Hiến pháp 2013 và tổng quát hơn; Điều 148 (dự thảo) có tính chất hướng dẫn cách giải quyết cụ thể sự việc.

 

II. Ý kiến cụ thể về một số điều Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

 

1. Về mục 1 của Chương I, phần thứ nhất (các nguyên tắc cơ bản):

 

So với Bộ luật Dân sự hiện hành thì dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) chỉ còn 9/11 điều trong đó nội dung các điều phần lớn đều viết lại với văn phong gọn, dễ hiểu và súc tích.

 

Điều 1 (dự thảo) bao gồm Điều 1 và Điều 2 của Bộ luật Dân sự hiện hành là hợp lý.

 

Các nguyên tắc cơ bản quy vào 8 điều (8 nguyên tắc), bỏ đi nguyên tắc tuân thủ pháp luật vì thừa và không cần thiết.

 

2 . Về mục 2 áp dụng pháp luật dân sự:

 

Thêm Điều 10 (dự thảo) nói về sự liên quan của Bộ luật Dân sự với các luật khác là cần thiết phải có để giải quyết mâu thuẫn nếu xuất hiện.

 

Điều 11 áp dụng tập quán và Điều 12 áp dụng tương tự pháp luật được viết lại cụ thể hóa nội dung của Điều 13 Bộ luật Dân sự hiện hành bao gồm các khoản rõ ràng. Tôi tán thành với các điều trong dự thảo.

 

3. Về chương II: Xác lập, thục hiện và bảo vệ quyền dân sự

 

Điều 13 (sửa đổi dự thảo) viết lại Điều 13 Bộ luật Dân sự hiện hành sắp xếp thứ tự của 10 khoản, trong đó có đề cập đến vấn đề Hợp đồng là khoa học.

 

Chương II này mới hoàn toàn vì Bộ luật Dân sự hiện hành không có chương này.

 

Nội dung chương này ngoài Điều 13 ra còn dự thảo thêm các điều từ 14 đến 20 trong đó khoản 2 của Điều 19 (dự thảo) có quy định trách nhiệm của Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự…, đây là điểm mới rất hợp lý và chắc nhiều người sẽ đồng tình bản thân tôi tán thành sửa đổi.

 

Mục 2. Quyền nhân nhân

 

Tôi tán thành việc sắp xếp, bổ sung viết lại nội dung các điều về quyền nhân thân (dự thảo) rất rõ ràng và khoa học.

 

Riêng đối với Điều 37 (dự thảo) khoản 1 nói rõ cá nhân có quyền sống thay cho quyền được bảo đảm an toàn tính mạng…, ở Điều 32 của Bộ luật Dân sự hiện hành.

 

Các quyền được quy định từ điều 38 , 39, 40, 41, 42 (dự thảo) thay thế cho các điều 37, 33, 34, 35, 36, 38, 39 của Bộ luật Dân sự hiện hành nhưng nội dung diễn đạt đã cụ thể và chi tiết hơn như vấn đề hiến mô, hiến xác, vấn đề giới tính, bí mật đời tư...

 

Riêng Điều 42 (dự thảo) nói về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình thay cho Điều 39 (quyền kết hôn) đã nêu lên 3 khoản rất rõ ràng.

 

Tôi nhất trí thêm 3 quyền quy định ở các điều 48, 49, 51 (dự thảo) đó là các quyền tiếp cận thông tin lập hội và các quyên nhân thân khác.

 

Mục 5: Vấn đề mất tích, chết

 

Tôi tán thành dự thảo các điều từ 79 đến 88 thay thế cho các điều 74 đến 83 của Bộ luật Dân sự hiện hành về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cơ trú tuyên bố mất tích tuyên bố chết vì nội dung các điều luật (dự thảo) rõ ràng hơn hệ thống và cụ thể, hoàn thiện hơn mà vẫn đảm bảo các nội dung cần quy định.

 

5. Về chương V: Pháp nhân

 

Tán thành các điều dự thảo là 89, 90, 91 (vấn đề Hội là mới và cần thiết có quy định) 92, 93, 94, 95, 96 (Quốc tịch Pháp nhân) 97 (Tài sản của pháp nhân), 98, 99 (cơ cấu tổ chức của pháp nhân), 100 đến 114 thay cho các điều 84, 100, 103, 104, 105, 101, l02, 88, 87, 90 85, 92, 89, 91, 86, 93, 94, 95, 96, 97, 99 của Bộ luật Dân sự hiện hành trong đó có 1 số điều mới hoàn toàn được bổ sung như các điều 96, 97, 99, 111, 112, 114 (dự thảo) để luật được hoàn thiện hơn và đáp ứng đòi hỏi sát thực với cuộc sống hơn. Đồng thời tôi cũng đồng tình không quy định 3 điều: 105 pháp nhân là quỹ xã hội quỹ từ thiện; 101: pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; 102: pháp nhân là tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội.

 

6. Chương VI: Tài sản

 

Tán thành với dự thảo từ Điều 122 đến Điều 132 thay thế cho các điều 163, 167, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181 của Bộ luật Dân sự hiện hành. Riêng Điều 124: Bất động sản và động sản có thể khoản d: vật quyền được xác lập đối với bất động sản là điều mới.

 

Theo ý kiến cá nhân tôi thấy dự thảo là Bộ luật Dân sự (sửa đổi) kỳ này rất công phu thiết thực, khoa học thể hiện ở chỗ ngoài sửa đổi về nội dung còn sắp xếp các vấn đề theo một hệ thống hợp logic và thực tiễn hơn sát với những vấn đề của cuộc sống hơn. Việc tách - gộp các nội dung liên quan để sắp xếp hình thành lại các điều luật là thận trọng kể cả việc không quy định (bãi bỏ) và thay thế vào đó là các nội dung phù hợp hơn.

 

Trong Bộ luật Dân sự có những thuật ngữ chuyên ngành, khi phổ biến học tập chính thức trong xã hội cần giải thích rõ ý nghĩa để nhân dân hiểu. Ví dụ như: “ngay tình”, “vật quyền” ..., Có nên dùng “lẽ công bằng” không?. “Sở hữu riêng” (dự thảo) nhưng trong Hiến pháp là “Sở hữu tư nhân”. Vấn đề tập quán, truyền thống được ghi là một chỗ dựa để xem xét giải quyết cũng nên có giới hạn nhất định, tránh lạm dụng gây khó dễ.

 

Khi phổ biển chính thức Luật (đã được sửa đổi), những vấn đề thiết thực va chạm cần giải thích rõ để dân nắm được như: các quyền và nghĩa vụ, vấn đề giám hội tài sản, chiếm hữu..., tùy đối tượng mà nhấn mạnh các nội dung cơ bản và cốt lõi của Luật để phù với thực tiễn ngành nghề trong xã hội.