Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và dự án xã hội Chống lừa đảo (Việt Nam) mới đây đã phối hợp công bố một Báo cáo về tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam năm 2023.
Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) là một tổ chức phi lợi nhuận, tập hợp các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan quản lý người tiêu dùng, tổ chức phi chính phủ,... để chia sẻ hiểu biết và kiến thức xung quanh các trò lừa đảo.
Báo cáo của tổ chức này được thực hiện dựa trên một cuộc khảo sát rộng rãi với sự tham gia của 1.063 người Việt Nam nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về mức độ ảnh hưởng của tình trạng lừa đảo trực tuyến.
Nạn nhân gánh chịu thiệt hại trung bình 17,7 triệu đồng vì lừa đảo trực tuyến
Theo Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu, trong 12 tháng qua, trung bình mỗi người Việt tham gia khảo sát phải đối mặt với 0,8 vụ lừa đảo.
Thiệt hại tài chính do các vụ lừa đảo gây ra là rất lớn khi có 29% người tham gia cho biết họ đã phải gánh chịu thiệt hại về tiền bạc. Trung bình, số tiền thiệt hại của mỗi nạn nhân là khoảng 17,7 triệu đồng (tương đương 734 USD).
(Nguồn: Báo cáo về tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam năm 2023) |
(Nguồn: Báo cáo về tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam năm 2023) |
Facebook và Gmail hiện nổi lên như những kênh lừa đảo chính để tiếp cận nạn nhân tại Việt Nam. 71% số người được hỏi gặp phải lừa đảo thông qua các nền tảng được sử dụng rộng rãi này.
Bám sát theo đó là Telegram (28%), Google (13%) và TikTok (13%), chiếm vị trí thứ 3 đến thứ 5 trong các kênh được những kẻ lừa đảo khai thác nhiều nhất. Lừa đảo đầu tư được cho là phổ biến nhất, khi 13% người được hỏi báo cáo về hình thức này.
(Nguồn: Báo cáo về tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam năm 2023) |
Sử dụng phương pháp ngoại suy, GASA cho rằng, nếu áp dụng những số liệu này trên phạm vi toàn quốc, tổng thiệt hại mà lừa đảo gây ra đối với Việt Nam có thể lên tới 391,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,23 tỷ USD).
Lừa đảo trực tuyến gia tăng trong 12 tháng qua
Cũng theo báo cáo của GASA, 70% người Việt Nam phải đối mặt với các trò lừa đảo ít nhất 1 lần mỗi tháng. Tuy vậy, 55% người Việt được hỏi “rất tự tin” về việc họ có thể nhận diện được các vụ lừa đảo. 14% cho biết họ “hoàn toàn không tự tin” trước những vụ lừa đảo nhan nhản như hiện nay.
Báo cáo này cũng cung cấp cái nhìn toàn diện về mạng lưới lừa đảo phức tạp ảnh hưởng đến các cá nhân trên khắp đất nước. Thành phần nhân khẩu học của cuộc khảo sát cho thấy một sự chênh lệch đáng chú ý, nam giới tham gia chiếm tỉ lệ cao hơn, đặc biệt là ở nhóm tuổi 25-34, những người có bằng đại học.
Trong số những người tham gia khảo sát ở Việt Nam, 55% bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng nhận biết lừa đảo của họ, trong khi chỉ có 14% khiêm tốn thừa nhận hoàn toàn thiếu tự tin. Người dân Việt Nam đang phải vật lộn với các vụ lừa đảo với tần suất đáng báo động, với con số đáng kinh ngạc lên tới 70% cho biết họ gặp phải các vụ lừa đảo ít nhất mỗi tháng một lần.
Cũng theo báo cáo, mức độ nghiêm trọng của tình hình càng được nhấn mạnh bởi số liệu thống kê đáng lo ngại: 49% người khảo sát đã trải qua sự gia tăng các vụ lừa đảo trong 12 tháng qua, nhấn mạnh tính chất lan rộng và ngày càng phát triển của vấn đề này.
Theo ông Joriji Abraham - Giám đốc Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu, chỉ có 1% trong tổng số các nạn nhân lấy lại được toàn bộ số tiền đã mất. 54% nạn nhân phải gánh chịu tác động mạnh về mặt cảm xúc.
“22% nạn nhân cho biết họ không tránh được cám dỗ từ những lời đề nghị hấp dẫn. Những người khác thì bị mắc bẫy bởi sự lưỡng lự hoặc các hành động bốc đồng. Điều đáng báo động nhất là có tới 66% nạn nhân lựa chọn không thông báo về vụ lừa đảo tới các cơ quan chức năng," ông Joriji Abraham nói.
Cũng theo số liệu của báo cáo, lừa đảo trực tuyến đã gây ra tác động sâu sắc và để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng nạn nhân, đặc biệt là lừa đảo trộm danh tính (21%) và lừa đảo mua sắm (21%). Những câu chuyện đau lòng trình bày chi tiết một cách sống động không chỉ những tổn thất về tài chính mà còn cả nỗi đau tinh thần, trong đó một số nạn nhân phải vật lộn với ý nghĩ tự tử.
Các chuyên gia của Liên minh Chống lừa đảo cho rằng, để tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo trực tuyến, mọi người cần thận trọng khi nhận được liên hệ từ các nguồn không rõ ràng.
Tuy nhiên, đáng chú ý là 29% bày tỏ sự không hài lòng với hành động của chính phủ trong việc chống lừa đảo, nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp cấp bách và hiệu quả hơn.
Theo các chuyên gia của GASA, nâng cao nhận thức, cải thiện trình độ kỹ thuật số và cơ chế báo cáo hợp lý là điều cần thiết để vượt qua những thách thức do kỷ nguyên kỹ thuật số ngày càng phát triển. Khả năng phục hồi và sức mạnh của người dân Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc điều chỉnh các chiến lược nhằm bảo vệ chống lừa đảo và góp phần xây dựng một môi trường kỹ thuật số an toàn hơn cho tất cả mọi người.
Thống kê của Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho thấy, chỉ tính trong 11 tháng đầu năm 2023, hệ thống tiếp nhận thông tin cảnh báo do Cục quản lý, vận hành đã nhận được hơn 15.900 phản ánh về trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam gửi đến; trong đó có tới trên 91% cảnh báo liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.
Theo phân tích của các chuyên gia, SIM rác, tài khoản ngân hàng rác tràn lan, dữ liệu cá nhân bị lộ lọt cùng với sự phổ biến của công nghệ mới như DeepFake đã kéo theo hàng loạt vụ việc lừa đảo trực tuyến xảy ra trong năm 2023. Thống kê cho thấy, có tới hơn 24 hình thức lừa đảo khác nhau,
Các chuyên gia cũng dự báo rằng trong năm 2024 và các năm tiếp theo, xu hướng tấn công lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng, có thể xoay quanh các sự kiện nóng, nổi bật và ứng dụng giả mạo.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin