4 Tiến sĩ đời Lê. Trên 40 GS.TS thời hiện đại. * Trần Trọng Khiêm đến Mỹ trước cả nhà ngoại giao Bùi Viện. * “Làng giặc” năm 1930. * Nơi Nguyễn Thái Học và Nguyễn Thị Giang hưởng tuần trăng mật. * 5 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Từ nhiều thế kỷ nay, xã Xuân Lũng - tên nôm là Dòng (kẻ Dòng), vẫn được coi là một làng văn hiến mà sự hiếu học đã trở thành truyền thống nổi trội hẳn lên trong số rất nhiều làng xã thuộc vùng đồi núi huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ngay từ năm 1400, đời nhà Hồ, địa danh "Xuân Lũng" đã thấy xuất hiện cùng thời với Bùi Ứng Đẩu khi sĩ tử này lều chõng đi thi lấy bằng Thái học sinh (tiến sĩ) đã phải khai bản quán vào lý lịch nộp quyển của mình. Nếu tạm lấy đó làm mốc thì xã Xuân Lũng đã có lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển.
Bùi Ứng Đẩu đỗ Thái học sinh cùng khoa với Nguyễn Trãi, Võ Mộng Nguyên, Lý Tử Tấn và được Lê Quý Đôn xếp vào diện cao sĩ "lèo tèo" của thế kỷ bên cạnh Dật sĩ người đồng hương Nguyễn Hãng, tác giả hai bài phú nổi tiếng Tịch cư ninh thể và Đại Đồng phong cảnh. Tiếp theo là Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân Nguyễn Doãn Cung, đậu khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Quang Thuận 10 (1469), đời Lê Thánh Tông. Con ông là Nguyễn Mẫn Đốc (là em rể Nguyễn Hãng) còn đỗ cao hơn thân phụ của mình với học vị Bảng nhãn, tức Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhí danh, khoa Mậu Dần, đời Lê Chiêu Tông. Còn Nguyễn Chính Tuân thì đậu nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp), khoa Giáp Tuất, niên hiệu Hồng Thuận 6 (1514), đời Lê Tương Dực.
Những bằng chứng khảo cổ học đã xác định Xuân Lũng là nơi tụ cư của người Việt cổ. Làng có nghề đánh dầu dọc, nghề trồng sơn, cắt sơn, có phường sơn, có chè Dòng ngon nức tiếng Hà thành. Từa xưa con người ở đâỵ đã biết vận dụng tư duy huyền thoại để giải thích mảnh đất của mình là đất Rồng, đất có hình "con phượng", phát về đường học vấn. Đầu đườngcái Mả Giai, gần Văn chí làng có rặng dứa bà thiêng lắm, cứ bốn - năm năm mới trổ hoa một lần, năm nào ngọn hoa trỗ cao thì ắt năm ấy làng có nhiều người lọt được vào cửa Khổng, sân Trình. Chẳng hiểu có thật không, nhưng lời tục truyền bày ra điềm linh dị ấy cốt để phân biệt sự học của kẻ Dòng với việc thường. Tình tiết Nguyễn Mẫn Đốc cuốc bộ về tận Trình Xá mượn Trạng nguyên Vũ Duệ bộ Bắc sử, rồi lúc quay về chưa được nửa đường đã nhập tâm hết cả quyển sách, bèn đáo lại trả thầy và được thầy khen là sáng dạ, cũng như chuyện Nguyễn Hãng ra chợ Dòng giả tảng chọn sách để mua, nhờ thần đồng cây gạo khòng nhập vào một thoáng đã thuộc lòng cả hai bồ sách... là những chuyện mang tính truyền kỳ, thêu dệt, thật ra cũng không phải là mới lạ lắm trong cuộc đời một danh sĩ, song điều đáng nói là kẻ Dòng đã biết vận vào mình để nêu gương cho đời sau, nếu muốn hiển đạt! Sự tích gò Đom Đóm thì phản ánh cái chí đèn sách của Nguyễn Doãn Cung thời trẻ. Nguyễn Doãn Cung, Nguyễn Mẫn Đốc được Nhà nước đương thời phong đất ở Tam Sơn và rừng Anh Đài cũng chính là nhờ công sức học hành. Câu chuyện về tiếng loa tay của Trạng Trình gọi vào xóm Chùa, Xuân Lũng: "Bớ Bảng Dòng, ra đỡ thầy một vai!" nói về việc trò giúp thầy khiêng cáng một vị quan huyện hống hách dẫu chỉ là giai thoại, nhưng nó cũng phản ánh được quan niệm đề cao sự học của người làng Dòng.
Không rõ tự khi nào Xuân Lũng được xếp vào hạng "sách", tức là một vùng đất biên viễn hẻo lánh (nay Xuân Lũng vẫn là một xã miền núi). Không ai nghĩ rằng chính từ trong vòng rào cản khép kín với bên ngoài này, Xuân Lũng đã sản sinh ra vài trăm giám sinh (cử nhân), sinh đồ (tú tài), những cụ kép, cụ cử. những ông nhất trường, nhị trường cùng một đội ngũ đông đảo những ông đồ vô danh qua nhiều thế hệ. Người giành được tấm bằng cử nhân sớm nhất là Nguyễn Văn Kỷ, đậu khoa Canh Tuất, năm 1850. Sau là Nguyễn Thông, tục gọi quan án Đông, đậu năm Canh Ngọ, 1870. Đặng Văn Hoà đậu cử nhân năm Đinh Dậu, 1897. Ông cử văn cuộc nho học ở Xuân Lũng là Bùi Tư Thuận, thi hương năm Bính Ngọ (1906).
“Trường tư'' xưa nhất ở đây đã xuất hiện từ thế kỷ thứ XV hoặc sớm hơn, đó là trường của cụ đồ khuyết danh thân sinh Nguyễn Doãn Cung đặt ở xóm Hống. Rồi, trường Nại Hiên của Nguyễn Hãng. Lớp dạy chữ nho tồn tại suốt một thời kỳ dài của đồ Quế ở xóm Chi Huy. Thiếu thầy thì đón thầy từ xa đến. Chỉ nêu một trường hợp: họ Đặng đã rước Tú Đụp từ Sơn Tây về xóm Làng Thượng "ngồi bảo học'' và còn cưới cho thầy một cô gái đẹp cốt để giữ chân thầy. Thây địa phương "hết chữ'' thì tìm cách đưa con đi học xa. Nguyễn Hề (Đồ Hề) đã được gia đình gửi theo học quan Hoàng Thư Trai, tức Nguyễn Đình Dương, đỗ Đình nguyên đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp), khoa Canh Thìn, đời Tự Đức thứ33 (1880), người làng Thý Trai, xã Lạc Nghiệp, huyện Thạch Thất, Sơn Tây, lúc đó đang làm án sát tỉnh Hưng Hoá.
Trước 1945, Xuân Lũng là xã độc nhất vô nhị có 36 xóm, một xã đông dân đinh nhất tổng Xuân Lũng. và cũng là địa phương có địa bạ cổ và hương ước cố. Trong 6 chiếu hương ẩm do hương ước quy định thì chiếu thứ nhất dành cho khoa Tây Nam Tiến sĩ, bắc sĩ hoạn văn từ tứ phẩm trở lên. Với các thà khoa bảng làng lại có lệ vào ngày cầu phúc thì biểu một miếng thịt lợn vai hoặc thịt trâu. Phải có một lội lực mạnh mẽ, có cơ sở vật chất đầy đủ và hợp với ý nguyện của cả cộng đồng hương ước mới dám quy trách nhiệm: "Dạy trẻ em có học thức phổ thông là nghĩa vụ của các phụ huynh'', mới mạnh dạn gieo ước mơ: “Khi nào có nhiều tiền công thì làng sẽ mở một trường Âu học"; đồng thời đề ra nhiều điều mục cùng với những biện pháp cụ thể nhằm giữ gìn kỷ cương xã tắc, trong đó có những vấn đề còn nguyên ý nghĩa đối với ngày nay như việc khuyến học, xây dựng nếp sống văn minh, chãm sóc người cao tuổi, bảo vệ môi trường sinh thái...
Niên khoá 1920-1921, trường tiểu học Pháp - Việt Xuân Lũng ra đời do nhu cầu "cải lương cách mới" với vị đốc học khai tâm là liệt sĩ tổng sư Đặng Văn Hợp và người hiệu trưởng đầu tiên của trường này dưới chính thể Vệt Nam dân chủ cộng hoà là diplomé Nguyễn Văn Tiến. Biết bao con em của làng đã nên người từ ngôi trường tân học này. Cụ thể là từ năm 1954, Xuân Lũng đã có trên bốn chục giáo sư, phó giáo sư, Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học, thạc sĩ các ngành cùng vài trãm cử nhân, bác sĩ, kỹ sư, Nhà giáo Ưu tú, các nhà quản lý. Đội ngũ nhà văn, nhà thơ có Nguyễn Thái Vận, Đào Ngọc Chung, Vũ Chấn Nam, Nguyễn Thị Minh Thông, Giang Châu... Nhà văn dịch giả Nguyễn Trung Đức đã giúp bạn đọc được làm quen với những tên tuổi bậc thầy trên văn đàn thế giới như Gabrien Gacxia Marquuez, Gacrcia Lorca... Hai chị em ruột Đặng Thu Hương (hoạ sĩ) và Đặng Hữu Phúc (nhạc sĩ) được đánh giá là những ''gương mặt đặc biệt'' sau năm 1975. Trên hai mươi dòng họ ở Xuân Lũng hầu như họ nào cũng có người đỗ đạt cao. Có gia đình hai cha con cùng thành đạt, đó là PGS.TS Đào Ngọc Chân và TS Đào Ngọc Chiến; hai anh em ruột GS Nguyễn Ngọc Lanh và GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung; GS.TSKH Lê Như Lại, một trong những tân khoa bảng sớm của làng đã thành đạt cùng em rể là PGS.TSKH Thứ trưởng Nguyễn Văn Liên. Các nhà khoa học đời nay đã thật sự là những người làm khoa học, làm nghệ thuật và họ đã tự khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực chuyên môn cụ thể thý GS.TSKH Nguyễn Văn Thoa, các TS Vũ Huy Thủ, Đỗ Nhật Văn, Đặng Diễm Hồng, PGS.TS Đại tá Nguyễn Văn Mùi; các PGS.TS Nguyễn Văn Thông, Đỗ Văn Đài, thạc sĩ y khoa Nguyễn Thị Khoa, thạc sĩ hoá học Nguyễn Hồng Vinh v.v...
Khi nói về văn hiến của Xuân Lũng không thể không nhắc đến các di sản văn hoá vật thể của làng như đình Cả, đình Thượng (được dựng khoảng cuối thế kỷ XVII). Văn chỉ làng vào hạng bề thế nhất tỉnh thờ Khổng Tử và bảy mươi hai vị tiên hiền (thất thập nhị hiền) cùng với hàng chục tấm bia khoa bảng và bia công đức, nơi mà trước khi đi thi các sĩ tử đều phải đến đây bái lạy cầu phước. Phổ Quang tự dựng năm 1377, có Bệ đá hoa sen đã được công nhận là ''Di tích kiến trúc nghệ thuật'' cấp Nhà nước. Xét tổng thể về nghệ thuật, kỹ thuật, tôn giáo, văn hoá, lịch sử và kinh tế thì hệ thống bia ở Văn chỉ cũng như ở chùa Xuân Lũng là những tác phẩm điêu khắc có giá trị về văn hoá làng và làng văn hoá cùng với những bài minh ngắn gọn, hàm súc văn học, sâu sắc triết lý Phật giáo. Phổ Quang tự bi - bia do rùa đội, là bức ký hoạ trung thực về xã hội Xuân Lũng dưới triều Lê. Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc vì phò nhà Lê mà tuẫn tiết đã được triều đình ban danh hiệu ''Tiết Nghĩa'' và cho lập Tiết Nghĩa từ ở quê hương, hàng năm có cúng tế như một thành hoàng. Đình Nội thờ Cao Sơn Đại Vương mới được tôn tạo lại hoàn toàn với hàng trãm triệu đồng từ tâm của nhà doanh nghiệp trẻ trung Đào Thị Huệ, người con gái quê hương đã bước qua chặng đầu đời đầy gập ghềnh của mình để vươn lên thành danh. Đường dốc Đồng Thưa là chứng tích hiếm hoi về lệ vinh quy còn lại ở Xuân Lũng. Năm 1997, con đường này đã được đặt bia ''Vinh quy lộ'' nhân tròn một thế kỷ đón vị tân khoa Đặng Văn Hoà vinh quy bái tổ.
Người xưa đã rất có lý khi ban lời khen: ''Chõi với kẻ Dòng lấy nong mà đựng!” nhưng cũng không quên cảnh tỉnh: ''Xuân Lũng lắm ổi Xuân Lũng ương!''. Khái niệm ''ương'' ở đây nên hiểu là tinh thần bất khuất trong tính cách của người làng Dòng trước sự đe doạ của ngoại bang đối với vận mệnh chung của đất nước. Bùi Ứng Đẩu đã cáo bệnh ở nhà, không ra hợp tác với giặc Minh. Sự thiên di và việc thay họ, đổi tên của một số dòng họ khi đến Xuân Lũng từ nhiều thế kỷ trước để tránh hoạ chu di và không để nhiệt huyết yêu nước đổi màu như họ Ngô, họ Nguyễn, họ Trần... là những minh chứng sống động. Cụ tổ họ Ba ngành ở Xuân Lũng là Ngô Tiến Đức đã từng đứng dưới cờ nghĩa của đội quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Chiến công dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu biên cương của ba anh em Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Văn Vị, Nguyễn Văn Hiệu, họ Mã Cương, sẽ còn lưu mãi trong ký ức người đời nay. Ở Xuân Lũng có bao nhiêu người đã theo Đề Kiều kháng Pháp? Nhà nho Trần Trọng Khiêm trong thời gian gần đây đã được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến nhiều với tư cách là người làng Dòng, là công dân Việt Nam đầu tiên đến Mỹ, trước cả nhà ngoại giao Bùi Viện. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân Nam Bộ ở căn cứ Gò Tháp, Đồng Tháp Mười vào những năm 1864- 1866, ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách, rồi anh dũng hy sinh và tên ông đã thành tên của một đường phố mới ở quận 9, Thành phồ Hồ Chí Minh. Khoảng đầu thế kỷ XX, tổ chức Việt Nam Quang phục hội ở Xuân Lũng đã tiếp nhận một số nhà nho có tư tưởng canh tân, trong đó có cử Thuận. Nhà nho Nguyễn Nhật Thân đã vào tận Huế để gặp chị gái Bác Hồ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 cái "Làng giặc'' – Village Rebelle - biệt danh mà gíặc Pháp gán cho Xuân Lũng, nơi có cơ sở chi bộ mạnh nhất của tổ chức này, lại sản sinh ra hàng loạt ''liệt sĩ năm ba mươi'' bất tử như Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp, Bùi Tư Toàn, Nguyễn Chấp Trung... Nơi đây, Nguyễn Thái Học và Nguyên Thị Giang đã cùng hưởng tuần trăng mật.
Rõ ràng, khái niệm văn hiến ở Xuân Lũng không chỉ bó hẹp trong văn bằng, chữ nghĩa mà đã được mở ra trong không gian đấu tranh Cách mạng. Vả lại, văn hiến trong bình diện ấy một khi được soi dọi dưới ánh sáng đường lối của Đảng lại chính là sự kết tinh cao nhất của mọi hoạt động văn hoá khác. Năm 1949, xóm làng Thượng đã được chọn xây dựng thí điểm "Làng kháng chiến''. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược đã có hàng trăm người con ưu tú của Xuân Lũng nối tiếp nhau ra trận. Đến bất cứ chiến trường nào cũng đều vì đất nước. Rồi, gương mặt thân thương của năm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Tất cả đã và đang góp phần làm vẻ vang cho gia đình và dòng họ. Cùng với chính sách đổi mới trong nông nghiệp của Đảng, diện mạo Xuân Lũng đã có nhiều khởi sắc. Vấn đề văn hoá dòng họ, văn hoá gia đình đã sớm được đặt lại và được coi là hạt nhân trong sinh hoạt cộng đồng. Tên tuổi các liệt sĩ quê hương đã được đưa vào các từ đường họ. Đó là một biểu hiện mới về đạo lý uống nước, nhớ nguồn của dân tộc.