Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự và kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp

Theo QĐND 09:44, 06/09/2023

Điều 11 và Điều 12, Luật Phòng thủ dân sự (PTDS) quy định về Chiến lược quốc gia PTDS và kế hoạch PTDS. Theo đó, Chiến lược quốc gia PTDS được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh.

Điều 11 và Điều 12, Luật Phòng thủ dân sự quy định về Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự. Ảnh minh họa: qdnd.vn
Điều 11 và Điều 12, Luật Phòng thủ dân sự quy định về Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự. Ảnh minh họa: qdnd.vn

Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia PTDS bao gồm: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PTDS, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thực tiễn hoạt động PTDS của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động PTDS. Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa. Nguồn lực cho hoạt động PTDS.

Nội dung Chiến lược quốc gia PTDS gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện PTDS trong phạm vi cả nước.

Kế hoạch PTDS các cấp được xây dựng theo chu kỳ 5 năm và được điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung kế hoạch PTDS bao gồm: Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng. Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra. Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ PTDS. Xác định nội dung PTDS cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, địa phương. Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 5 năm để thực hiện kế hoạch PTDS. Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc xây dựng, ban hành, điều chỉnh Kế hoạch PTDS quốc gia được căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, Chiến lược quốc gia PTDS, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch PTDS quốc gia và điều chỉnh kế hoạch PTDS quốc gia (khi có yêu cầu đột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự và kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp

Điều 11 và Điều 12, Luật Phòng thủ dân sự (PTDS) quy định về Chiến lược quốc gia PTDS và kế hoạch PTDS.

Theo đó, Chiến lược quốc gia PTDS được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 5 năm hoặc khi xảy ra sự cố, thảm họa, chiến tranh.

Cơ sở xây dựng Chiến lược quốc gia PTDS bao gồm: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PTDS, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thực tiễn hoạt động PTDS của quốc gia; kinh nghiệm quốc tế về hoạt động PTDS. Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa. Nguồn lực cho hoạt động PTDS.

Nội dung Chiến lược quốc gia PTDS gồm quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện PTDS trong phạm vi cả nước.

Kế hoạch PTDS các cấp được xây dựng theo chu kỳ 5 năm và được điều chỉnh khi cần thiết. Nội dung kế hoạch PTDS bao gồm: Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng. Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra. Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ PTDS. Xác định nội dung PTDS cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, địa phương. Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 5 năm để thực hiện kế hoạch PTDS. Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc xây dựng, ban hành, điều chỉnh Kế hoạch PTDS quốc gia được căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, Chiến lược quốc gia PTDS, kế hoạch phòng thủ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ, ngành Trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch PTDS quốc gia và điều chỉnh kế hoạch PTDS quốc gia (khi có yêu cầu đột xuất, cấp bách, vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia) trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.