Hôm qua (18/5), Đài truyền hình Iran đưa tin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Salehi tuyên bố nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Iran mang tên Bushehr đã đi vào hoạt động.
Đài truyền hình Iran dẫn lời Salehi đưa tin: “Đúng như chúng ta đã tuyên bố trước đây, nhà máy điện hạt nhân Bushehr đã bước vào ‘trạng thái quan trọng’, hơn nữa đã khởi động thành công”.
Ông Saheli nhấn mạnh: "Trạng thái quan trọng của lò phản ứng hạt nhân sẽ kéo dài trong 2 tháng, dự tính khả năng phát điện của nhà máy điện hạt nhân trong 2 tháng tới có thể đạt khoảng 40% công suất thiết kế. Trạng thái quan trọng là một bước quan trọng để lò phản ứng hạt nhân đi vào ứng dụng thực tế. Đó là chỉ số lượng neutron mới sinh ra từ quá trình phân hạch hạt nhân vừa đủ đáp ứng yêu cầu để các lò phản ứng hạt nhân tiếp tục phân hạch. Nếu số lượng neutron quá nhiều, hoạt động của lò phản ứng hạt nhân sẽ không ổn định; nếu số lượng neutron quá ít, phản ứng phân hạch sẽ dừng lại”.
Saheli đồng thời tuyên bố: "Trong quá trình xây dựng, Nhà máy điện hạt nhân Bushehr đã áp dụng kĩ thuật hiện đại nhất, là một trong những nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất trên thế giới”.
Nhà máy điện hạt nhân Bushehr nằm gần thành phố cảng phía nam Iran Bushehr, là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của
Những năm 70 của thế kỉ XX, Iran đã kí hợp đồng xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Bushehr với Đức. Tuy nhiên, sau khi Iran xảy ra cách mạng Hồi giáo năm 1979, dưới sự phản đối của Mỹ, Đức đã chấm dứt hợp tác với Iran. Năm 1995, Iran kí hợp đồng dự án Nhà máy điện hạt nhân lò phản ứng nước nhẹ Bushehr trị giá 1 tỉ USD với Nga, phía Nga phụ trách cung cấp nhiên liệu hạt nhân, trang thiết bị, kĩ thuật và đào tạo nhân viên cho Iran.