Cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria vừa leo lên nấc thang mới, nguy hiểm. Mặc dù, ngày 12-12, Syria đã bác bỏ thông tin có liên quan đến vụ đánh bom làm 5 binh sĩ Pháp tại miền Nam Lebanon bị thương, nhưng những cáo buộc trước đó của Paris đã khiến quan hệ giữa chính quyền Damascus và phương Tây thêm căng thẳng.
Cùng với chính sách bao vây, siết chặt cấm vận của các nước phương Tây với chính quyền của Tổng thống Basa Bashar al-Assad, thời gian gần đây, nhiều công ty, tập đoàn lớn đang rút khỏi quốc gia này. Trong một động thái mới, ngày 11-12, Suncor Energy Inc, công ty dầu mỏ lớn của Canada có trụ sở tại thành phố Calgary, tuyên bố đình chỉ hoạt động tại Syria. Công ty này vốn quá quen thuộc với Syria, đang liên doanh với Tập đoàn General Petroleum Corp., cung cấp 10% lượng điện của Syria qua nhà máy Elba ở miền Trung. Sau quyết định này, cuộc sống của người dân
Trong nước tình hình vẫn không hề khả quan. Ngày 11-12, các lực lượng chính phủ được xe tăng yểm trợ đã giao tranh với hàng trăm binh sĩ đào ngũ ở miền Nam Syria. Đây là một trong những vụ đụng độ vũ trang lớn nhất trong cuộc nổi dậy kéo dài 9 tháng qua chống Tổng thống Bashar al-Assad. Các cuộc biểu tình vẫn hết sức hỗn loạn, cả phản đối chính phủ cũng như đồng tình, ủng hộ. Truyền thông Syria đưa tin, hàng nghìn người đã xuống đường trong những ngày qua ở các thành phố, trong đó có thủ đô Damascus, bày tỏ sự giận dữ trước những sức ép quốc tế đang "làm trầm trọng thêm tình hình" tại Syria. Còn lực lượng đối lập ở một số thành phố cũng không chịu ngồi yên với lời kêu gọi tổng đình công. Bạo lực đã nổ ra ở nhiều nơi. Kênh truyền hình al-Jazeera (trụ sở tại Doha) cho biết, ngày 10-12, có 32 người thiệt mạng do các lực lượng an ninh Syria nổ súng; trong đó, 13 nạn nhân ở điểm nóng Homs.
Dư luận khu vực cho rằng, chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad dẫu có nỗ lực cũng khó cải thiện được tình hình. Vấn đề là cần một giải pháp tổng thể của cộng đồng quốc tế mới hy vọng tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay tại
Về phía Syria, trong một động thái mới, ngày 12-12, đại diện thường trực của nước này tại LHQ, Bashar al-Ja'afari cho biết, ngay từ khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng, chính quyền Syria đã gửi 16 bức thư tới Tổng Thư ký LHQ, Chủ tịch HĐBA, Giám đốc Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và người đứng đầu Cao ủy LHQ về nhân quyền. Tuy nhiên, theo ông Ja'afari, những thông tin mà chính quyền Syria cung cấp không được đưa vào báo cáo tại HĐBA, cụ thể là không nêu những hành động bạo lực từ các nhóm vũ trang đối lập.
Trong một diễn biến mới, AL cho biết, vào ngày 17-12 tới, sẽ nhóm họp khẩn cấp để bàn giải pháp hòa bình cho Syria. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, với những gì đang diễn ra, không dễ gì tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này trong tương lai gần.