Chính phủ Syria hôm qua ký nghị định thư về triển khai quan sát viên quốc tế sau khi Liên đoàn Arab dọa đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Người dân Syria cầm tấm áp phích có hình Tổng thống Bashar al-Assad trong một cuộc tuần hành tại thủ đô Damacus hôm 19/12 để thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ.
Một quan chức của Liên đoàn Arab (AL) nói với Xinhua rằng Thứ trưởng Ngoại giao Faisal Mekdad của Syria và ông Ahmed Ben Helli, phó Tổng thư ký AL.
Hôm nay AL sẽ nhóm họp để thảo luận về những diễn biến mới nhất tại Syria. Ông Nabil al-Arabi, Tổng thư ký AL, tuyên bố lệnh cấm vận đối với Syria sẽ không bị đình chỉ sau khi Damascus ký nghị định thư. Theo ông, nghị định thư chỉ là cơ chế để AL giám sát việc thực thi sáng kiến hòa bình của AL.
Al-Arabi cho biết, khoảng 100 quan sát viên sẽ tới Syria. Họ sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ có từ 10 người trở lên, để tới nhiều địa điểm tại Syria. Đoàn quan sát viên đầu tiên sẽ tới Syria trong hai hoặc ba ngày tới. Đoàn sẽ bao gồm đại diện của các nước trong AL, tổ chức phi chính phủ và tổ chức trực thuộc AL. Samir Saif al-Yazal, trợ lý Tổng thư ký AL, sẽ đứng đầu đoàn quan sát viên đầu tiên.
Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem hôm qua khẳng định chính phủ Syria “hoàn toàn không lo ngại” về sự hiện diện của quan sát viên quốc tế trên đất nước họ. Theo ông, các quan sát viên quốc tế sẽ chứng kiến “những tội ác mà các tổ chức khủng bố vũ trang thực hiện tại Syria”.
“Ký nghị định thư là bước khởi đầu cho quá trình hợp tác giữa Syria và AL”, ông al-Moallem phát biểu.
Làn sóng biểu tình chống chính phủ Syria vẫn tiếp diễn. Các nhà hoạt động môi trường thông báo binh lính chính phủ đã bắn chết hơn 70 đồng đội khi những người này cố gắng rời khỏi một căn cứ quân sự tại tỉnh Idlib để gia nhập phe đối lập. Ít nhất 13 người biểu tình khác cũng thiệt mạng hôm qua, BBC đưa tin.
Với đa số phiếu áp đảo, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết lên án những cuộc trấn áp biểu tình bằng bạo lực của chính phủ Syria. Nghị quyết yêu cầu chính phủ Syria chấm dứt ngay lập tức việc sử dụng bạo lực chống dân thường và thực thi sáng kiến hòa bình của AL.
Người người, nhà nhà ở đất nước Triều Tiên hôm nay chìm trong nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn dành cho Chủ tịch Kim Jong-il, sau khi tin về sự ra đi của ông được truyền hình nước này thông báo.
Chỉ vài ngày sau khi Mỹ tuyên bố chính thức kết thúc chiến dịch quân sự tại Iraq và rút dần những binh sĩ còn lại, chính trường Iraq đã bùng nổ một cuộc khủng hoảng mới khi ngày 17/12, khối chính trị của người Sunni tuyên bố tẩy chay quốc hội nhằm phản đối Thủ tướng Nuri al-Maliki.