Hôm 26/6, để hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống ma túy, các nhà chức trách Myanmar đã cho đốt cháy một khối lượng lớn ma túy với tổng giá trị lên tới 76 triệu USD.
Theo nhận định của các chuyên gia, tại quốc gia Đông Nam Á này, lượng thuốc phiện được sản xuất tại các "phòng thí nghiệm" bí mật nằm sâu trong rừng ngày một tăng và tính đến thời điểm hiện tại, các lực lượng chức năng đã tiêu hủy khoảng 86.000 viên ma túy tổng hợp, nửa tấn thuốc phiện và heroin.
Đứng sau Afghanistan, Myanmar hiện là nước thứ hai trên thế giới về sản xuất thuôc phiện. Theo báo cáo của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC), trong năm 2012, chính quyền Myanamr đã phá hủy gần 24.000ha đất trồng cây anh túc - loại cây cho hoa để làm thuốc phiện, lớn gấp 3 lần so với diện tích của cả năm 2011 nhưng diện tích trông cây anh túc ở nước này vẫn tăng 17%, đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua.
Cây thuốc phiện là giống cây được trồng chủ yếu ở khu vực bang Shan, phía Đông Myanmar do không có giống cây trồng thay thế.
Cũng theo UNODC, lượng thuốc phiện được sản xuất tại Myamar chiếm 10% tổng sản lượng thuốc phiện trên toàn thế giới.
Trung tá Tin Aung thuộc lực lượng cảnh sát quốc gia Myanmar cho biết, trong năm 2013, chính quyền Myanmar đã tiến hành áp dụng nhiều biện pháp cứng rắng nhằm ngăn chặn việc trồng trọt cây thuốc phiện và sản xuất chất gây nghiện, theo đó nhiều vụ bắt giữ liên quan đến ma túy đã tăng lên nhưng sở dĩ người dân nơi vẫn đây tiếp tục công việc trồng cây thuốc phiện trái phép do, một phần là họ không có giống cây trồng thay thế, thêm nữa là do nó đem lại cho họ quá nhiều lợi nhuận hơn so với các công việc khác.