Cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người, tàn phá nền kinh tế thế giới, nhưng dịch Covid-19 đưa đến những thay đổi đáng kinh ngạc.
10. Làm việc tại nhà
Trước đại dịch COVID-19, chỉ có 7% công nhân Mỹ có lựa chọn làm việc tại nhà và 93% người Mỹ cho biết đó không là lựa chọn của họ. Hiện nay, làm việc tại nhà là cần thiết. Không có số liệu thống kê cứng về số lượng người đang làm việc từ xa trên khắp thế giới, nhưng theo công ty Cisco, ở Trung Quốc, phần mềm họp truyền hình của họ đã có lưu lượng truy cập gấp 22 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát.
Làm việc tại nhà được cho là có nhiều lợi thế và hiệu quả cao hơn đến công sở.
Thế giới đang tham gia vào một thử nghiệm toàn cầu về làm việc-tại nhà và chúng ta sẽ chứng kiến sự bền vững của nó. Đã có những nghiên cứu về vấn đề này, và kết quả rất khả quan. Người ta ước tính, những người làm việc tại nhà có thời gian làm việc hơn 16,8 ngày mỗi năm so với người làm ở công sở.
9. Thu nhập cơ bản phổ cập
Một vài tháng trước, thu nhập cơ bản phổ cập dường như là chuyện trong mơ. Ý tưởng cấp cho mỗi công dân một tấm séc hàng tháng, ngay cả khi họ không đi làm, ở hầu hết các quốc gia tưởng như không xảy ra sớm, nhưng trong vài tháng tới, nó sẽ trở thành hiện thực. Vương quốc Anh đã cam kết trả 80% tiền lương cho công nhân của mình, trong khi Đan Mạch dự kiến trả tới 90% và thậm chí Mỹ đang lên kế hoạch gửi séc 1.200 USD cho hầu hết mọi người Mỹ trưởng thành.
Sau đại dịch, sẽ có nhiều chính sách mới về thu nhập cơ bản phổ cập.
Không có kế hoạch nào hoàn toàn giống với thu nhập cơ bản phổ cập nhưng chúng tương tự và còn quá sớm để nói kết quả sẽ ra sao. Phần Lan đã thử áp dụng thu nhập cơ bản phổ cập trong năm 2017 và 2018 và kết luận rằng nó khiến mọi người “vui mừng nhưng thất nghiệp” – điều cũng có thể nghiệm đúng với phần còn lại của thế giới. Nhưng bằng cách này hay cách khác, các cuộc tranh luận sẽ ít thiên về lý thuyết hơn sau khi đại dịch kết thúc.
8. Tự động hóa
Một trong những lĩnh vực COVID-19 đã gây ảnh hưởng nhất là sản xuất. Làm việc từ xa không phải là một lựa chọn khi bạn làm việc với đôi tay của mình và đối với một số nhà máy, không làm được ở nhà. Đối với nhà máy được vận hành hoàn toàn bởi công nhân-robot, dịch bệnh không là vấn đề. Các công ty sử dụng nhiều tự động hóa đã hoạt động tốt hơn so với các công ty phụ thuộc vào công nhân-người. Công ty Caja Robotics nói rằng đơn đặt hàng của họ tăng 25% trong 30 ngày qua.
Tự động hóa đã chứng tỏ tính ưu việt của nó trong mùa dịch.
Chúng ta có thể hy vọng nhiều công ty sản xuất sẽ chuyển sang tự động hóa để tồn tại. Trung Quốc đã bắt đầu thay thế các tài xế giao hàng bằng máy bay không người lái, và được biết, chúng nhanh hơn và an toàn hơn so với công nhân. Họ thậm chí đã thử nghiệm với các bệnh viện robot - nơi máy móc đo nhiệt độ, mang thức ăn và khử trùng phòng bệnh nhân để giữ cho con người không phải tiếp xúc với mầm bệnh. Sau thời điểm đại dịch này kết thúc, nhiều công việc có thể được thay thế bởi robot.
7. Học trực tuyến
Các trường học đang đóng cửa tại gần như mọi quốc gia có COVID-19 bùng phát - điều đưa phụ huynh vào giáo viên vào một kỷ nguyên giáo dục hoàn toàn mới. Trong vài tháng tới, học trực tuyến sẽ là bình thường. Dựa trên những phản ứng ban đầu, không chắc rằng chúng ta sẽ thấy việc áp dụng giáo dục trực tuyến rộng rãi khi hết đại dịch. Phản hồi từ giáo viên, cho đến nay, gần như là tiêu cực.
Học trực tuyến được cho sẽ là trào lưu chung sau đại dịch COVID-19.
Vấn đề chính là học tập trực tuyến có nhiều nhược điểm. Những đứa trẻ mà cha mẹ không có thời gian để thúc đẩy việc học hành bị tụt lại phía sau, trong khi những đứa trẻ không có khả năng truy cập internet thì gần như bị loại trừ hoàn toàn. Rất nhiều phụ huynh đang khuyến khích chuyển sang học tại nhà, và vì trẻ học tại nhà thường đạt điểm cao trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn hơn so với trẻ đến trường – lý do để nhiều phụ huynh sẽ quyết định chọn nó.
6. Vai trò của chính quyền Trung ương tăng
Trên khắp thế giới, mọi người đã trông cậy vào chính quyền Trung ương kể từ khi COVID-19 bắt đầu lan rộng. Các chính sách xã hội đang được thực hiện trên toàn thế giới, ngay cả ở các quốc gia do các nhà lãnh đạo bảo thủ và lãnh đạo tự do. Chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch chi 1.000 tỷ USD chiến đấu với COVID-19, trong khi tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Johnson đã nói không có mức trần nào đối với số tiền mà họ sẽ chi.
Đại dịch COVID-19 đã chứng tỏ vai trò không thể phủ nhận của chính quyền trung ương.
Chính phủ Israel đã bắt đầu sử dụng dữ liệu vị trí điện thoại di động của người dân để xác định tất cả những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Nếu bạn ở gần họ, bạn sẽ nhận được một tin nhắn yêu cầu cách ly ngay lập tức. Chắc chắn sẽ có một vài dự luật mà trước khi có dịch COVID-19 không bao giờ được thực hiện, sẽ được thông qua.
5. Bỏ phiếu qua thư
Ngày 15/4, với đại dịch tàn phá đất nước, người dân Hàn Quốc sẽ phải xếp hàng bên ngoài các điểm bỏ phiếu để thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử năm 2020. Không có nhiều thời gian để phản ứng, nhà chức trách sẽ yêu cầu cử tri đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần, và sẽ được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào bầu. Có thể tin rằng một số lượng lớn cử tri sẽ bị bỏ rơi, và nó sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho phần còn lại của thế giới.
Nhiều tiểu bang ở Mỹ đang đòi quyền bỏ phiếu qua thư.
Dịch bệnh sẽ đặc biệt ảnh hưởng đến Mỹ - nơi các cuộc bầu cử sơ bộ đang được tiến hành và cuộc bầu cử liên bang dự kiến vào tháng 11. Người Mỹ sẽ phải thay đổi quy tắc bỏ phiếu của họ trong năm nay - và chúng ta có thể mong đợi những thay đổi đó là vĩnh viễn. 2 trong 3 người Mỹ đã nói rằng họ lo lắng về việc bỏ phiếu trực tiếp, và một số người đang đấu tranh để thay đổi. Các đảng viên Dân chủ Texas đã đệ đơn kiện quyền bầu cử qua thư, trong khi các bang khác đang khuyến khích mọi người làm việc này. Khi tiểu bang Utah chấp nhận bỏ phiếu qua thư, họ đã thấy tỷ lệ cử tri tham gia bầu tăng 7%.
4. Cái chết của các doanh nghiệp nhỏ
Rất nhiều công ty đang bị ảnh hưởng, nhưng không ai nặng nề như quán bar và nhà hàng. Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Đức và Vương quốc Anh chỉ là một số quốc gia đã đóng cửa tất cả các quán bar và nhà hàng, và, tại các quốc gia mà việc đóng cửa không là bắt buộc, rất ít người chọn đi ra ngoài ăn uống. Trong vài tháng tới, các doanh nghiệp này và nhân viên của họ sẽ bị tước bỏ bất kỳ nguồn doanh thu nào mà không phải đến từ chính phủ. Rất nhiều người trong số họ sẽ không thể sống sót.
Đại dịch COVID-19 là một thử thách quá sức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
J.P Morgan dự đoán rằng doanh nghiệp nhỏ và trung bình sẽ chỉ có thể tồn tại 27 ngày - điều sẽ thay đổi bộ mặt thế giới, bởi vì, trong khi rất nhiều quán địa phương không thể tồn tại, các công ty lớn thì khắc khoải cầm chừng. McDonald sẽ vượt qua cơn bão, và nó sẽ định hình lại thế giới của chúng ta. Hiện tại, khoảng 50% người Mỹ làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng khi đại dịch kết thúc, tỷ lệ đó có thể sẽ thấp hơn rất nhiều.
3. Chấm dứt của sự phụ thuộc vào Trung Quốc
COVID-19 đã bùng nổ vào thời điểm không thể tồi tệ hơn đối với Trung Quốc. Họ đang ở trong cuộc chiến thương mại tàn khốc và COVID-19 đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Cho đến nay, thế giới vẫn dựa vào “công xưởng” Trung Quốc – nước sản xuất 20% hàng hóa thế giới, hơn với bất kỳ quốc gia nào khác trên trái đất và họ có vai trò lớn hơn trong chăm sóc sức khỏe. 90% kháng sinh của Mỹ nhập từ Trung Quốc. Một khi Trung Quốc bị cách ly và phải vật lộn để lấy lại độ của mình, việc thế giới dựa vào một địa chỉ cung cấp duy nhất được chứng minh là rất nguy hiểm.
Vì dịch COVID-19, "công xưởng" Trung Quốc cũng bị cách ly.
Thế giới đang phải vật lộn với tình trạng thiếu máy thở và khẩu trang, và điều đó không khả thi khi dựa vào Trung Quốc, nhất là khi họ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một số quốc gia đã bắt đầu đưa sản xuất trở lại biên giới của mình, trong khi các quốc gia khác đang chuyển sản xuất của họ đến một số nơi khác nhau. Hiện tại, chúng ta thực sự không có nhiều lựa chọn. Chúng ta sẽ phải bắt đầu dựa vào các nước khác để sản xuất - điều sẽ làm tổn thương Trung Quốc một thười gian dài sau khi đại dịch kết thúc.
2. Chăm sóc sức khỏe miễn phí và phổ cập
Sau Cúm Tây Ban Nha năm 1918, các quốc gia trên thế giới đã “chấp nhận khái niệm xã hội hóa y tế”. Đó là một trong những tác động lâu dài của đại dịch toàn cầu cuối cùng. Mọi người bắt đầu nhận ra sức khỏe của người nghèo ảnh hưởng đến tất cả mọi người, và những cuộc thảo luận đầu tiên sẽ dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe phổ cập. Hiện nay, chỉ có một số ít quốc gia có dịch vụ chăm sóc sức khỏe phổ cập và đây có thể là thời điểm đẩy phần còn lại của thế giới vào chăm sóc sức khỏe miễn phí.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ nhận được nhiều cải cách hậu đại dịch COVID-19.
41% người Mỹ đã nói rằng họ có nhiều khả năng ủng hộ chăm sóc sức khỏe phổ cập sau đại dịch COVID-19, và các chính sách dường như cũng đang được thúc đẩy theo hướng đó. Mỹ đã cam kết sẽ cho phép mọi người được xét nghiệm miễn phí, và một số chính trị gia đang cố gắng để áp dụng điều trị miễn phí. Nếu việc điều trị được thực hiện miễn phí trước khi đại dịch kết thúc, chắc chắn sẽ thấy nhiều người yêu cầu việc đó hơn. Một số người đã trở về nhà với hóa đơn lên tới 35.000 USD do điều trị - không có cách nào khác, những người đó sẽ không ngừng đòi hỏi phải thay đổi.
1. Cuộc nổi dậy mới
COVID-19 đang tác động mạnh đến sức khỏe của chúng ta, nhưng nó đánh vào nền kinh tế của chúng ta thậm chí còn mạnh hơn. Theo các nhà phân tích của J.P. Morgan Chase, không còn nghi ngờ cú sốc COVID-19 sẽ tạo ra một cuộc suy thoái toàn cầu, rất nhiều người sẽ mất việc làm. Một nhà phân tích dự đoán 400.000 người Mỹ sẽ thất nghiệp trong vài tuần tới, và trước khi đại dịch kết thúc, tình hình có thể còn tồi tệ hơn.
Đại dịch COVID-19 sẽ mang lại nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống con người.
Một nhà phân tích khác tin rằng, trước khi đại dịch kết thúc, 7,4 triệu người trong ngành giải trí và khách sạn sẽ thất nghiệp; các người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù nhân viên văn phòng sẽ có thể làm việc từ xa tại nhà, những người phục vụ và nhân viên kho phải chịu đựng đại dịch này. Các chuyên gia đã dự đoán một cuộc cách mạng mà một trong những nhà phân tích Cathy O’Neil đã mô tả như là “Chiếm lĩnh Phố Wall 2.0”. COVID-19 sẽ đưa chúng ta vào một thử nghiệm mà khi kết thúc, chúng ta sẽ có một sự hiểu biết tốt hơn về các vết nứt trong xã hội của mình./.