Theo số liệu cập nhật của Worldometers đến 8 giờ 15 phút sáng 29-10, trong một ngày qua, thế giới ghi nhận thêm tới 502.614 ca mắc mới COVID-19, mức tăng cao nhất từ trước đến nay, trong đó, châu Âu chiếm gần một nửa.
Cụ thể, thế giới ghi nhận tổng cộng 44.739.917 ca mắc và 1.178.527 ca tử vong do COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới cũng ghi nhận thêm 7.104 ca tử vong mới.
Mỹ vẫn là quốc gia có số ca mắc và tử vong mới do COVID-19 trong một ngày cao nhất thế giới. Nước này ghi nhận thêm 80.254 ca mắc và 1.039 ca tử vong.
Theo sau về số ca mắc mới trong một ngày qua là các nước: Ấn Độ (49.912 ca), Pháp (36.437 ca), Brazil (28.852 ca), Italy (24.991 ca), Tây Ban Nha (19.765 ca), Phần Lan (18.820 ca), Đức và Nga đều 16.202 ca.
Về số ca tử vong mới trong một ngày, theo sau Mỹ là các nước: Ấn Độ (509 ca), Brazil (487 ca), Iran (415 ca), Nga (346 ca), Anh (310 ca),…
Tại khu vực châu Âu, ngoài một số quốc gia kể trên, nhiều nước cũng tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm và tử vong mới theo ngày tăng vọt, như: Bỉ (13.571 ca), CH Séc (12.980 ca), Hà Lan và Thụy đều hơn 8.000 ca,…
Trước làn sóng dịch mới, hàng loạt quốc gia tại châu Âu đã quyết định tái áp đặt lệnh phong tỏa.
Thủ đô Moscow của Nga quyết định gia hạn quy định làm việc tại nhà đối với các doanh nghiệp đến ngày 29-11 tới và các trường trung học cũng tiếp tục triển khai hình thức học trực tuyến đến ngày 8-11.
Tại Italy, đánh giá về khả năng tái phong tỏa một số khu vực, thành phố tại Italy, cố vấn của Bộ trưởng Y tế Italy, ông Walter Ricciardi ngày 28-10 cho rằng, một số khu vực lãnh thổ, thành phố tại Italy hiện nay, tình trạng lây nhiễm đang diễn ra theo cấp số nhân và việc áp dụng các biện pháp mới nhất như hiện nay không đủ để ngăn chặn sự lây nhiễm, đặc biệt là các khu vực mà vi rút đang lưu hành nhiều nhất hiện nay.
Ngày 28-10, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nhà lãnh đạo 16 bang ở Đức một lần nữa nhất trí tái áp đặt các biện pháp phong tỏa có giới hạn nhằm kiểm soát và hạn chế sự gia tăng ở mức đáng lo ngại của dịch bệnh nguy hiểm này.
Các biện pháp mới bao gồm quy định chỉ cho phép gặp gỡ ở nơi công cộng tối đa 10 người từ một hoặc hai hộ gia đình; các nhà hàng phục vụ ăn, uống, các quán bar, quán rượu, câu lạc bộ và các khu trung tâm vui chơi giải trí, thể thao trong nhà và ngoài trời sẽ tạm thời đóng cửa.
Thủ tướng Merkel cũng cho biết, bà và thủ hiến các bang cũng nhất trí tiếp tục duy trì hoạt động các trường học và nhà trẻ; các cửa hàng bán buôn và bán lẻ vẫn tiếp tục mở cửa, song phải bảo đảm các quy định về vệ sinh, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách cũng như đảm bảo có không quá một khách hàng/10 m2... Các quy định này được áp dụng đồng bộ ở khắp 16 bang cả nước.
Tại Pháp, ngày 28-10, Tổng thống Emmanuel Macron đã công bố quyết định tái phong tỏa toàn quốc từ 30-10 đến 1-12.
Phát biểu trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Macron cho biết người dân có thể đi làm, đi khám bệnh, giúp đỡ người thân, đi chợ và tập thể dục gần nhà, với giấy chứng nhận tự khai như đợt phong tỏa vào mùa xuân. Tuy nhiên, các cơ quan dịch vụ công, các doanh nghiệp cũng như các trường học từ nhà trẻ đến trung họ phổ thông vẫn tiếp tục hoạt động, các nhà dưỡng lão vẫn mở cửa đón khách đến thăm.
Ngược lại, các trường đại học duy trì các khóa học trực tuyến, các công ty khuyến khích làm việc từ xa. Nhà hàng và quán bar phải đóng cửa. Người lao động không thể làm việc sẽ tiếp tục hưởng lợi từ bảo hiểm thất nghiệp một phần.
Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel kêu gọi Liên hiệp châu Âu (EU) phải ứng phó với dịch Covid-19 một cách hiệu quả hơn thông qua các chính sách về xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, bào chế vaccine và cách ly.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã đề xuất một loạt biện pháp mới trong nỗ lực ứng phó với đại dịch. EC cho rằng chính phủ các nước thành viên EU cần phối hợp trong việc triển khai các chiến lược xét nghiệm, cũng như tận dụng các xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, cho dù nguồn cung toàn cầu cho các bộ kit xét nghiệm đang được siết chặt.
Về vấn đề vaccine, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) ngày cho biết, LB Nga đã nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xin cấp phép trước đối với vaccine Sputnik V của nước này. Nếu được WHO cấp phép trước, vaccine Sputnik V của Nga sẽ được đưa vào danh sách dược phẩm được các cơ quan quản lý thu mua trên thế giới và các chính phủ sử dụng để hướng dẫn mua với số lượng lớn.
Tại khu vực châu Á, Iran, Iraq, Indonesia là các quốc gia sau Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới cao nhất khu vực trong một ngày qua.
Hàn Quốc, do lo ngại dịch Covid-19 có thể lây lan mạnh trở lại trong dịp lễ Halloween sắp tới, chính quyền thành phố Seoul bắt đầu tiến hành rà soát đặc biệt 153 cơ sở giải trí, như vũ trường, trên địa bàn thành phố từ ngày 28-10 đến 3-11.
Hầu hết câu lạc bộ đêm nổi tiếng ở các quận Itaewon, Hongdae và Gangnam của Thủ đô Seoul đã dán thông báo đóng cửa vào cuối tuần này. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) cho biết, nước này ghi nhận thêm 103 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 26.146, trong đó 96 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Các ca nhiễm trong cộng đồng tập trung chủ yếu ở khu vực Seoul và vùng phụ cận, trong khi các ổ dịch quy mô nhỏ vẫn phát sinh rải rác ở các địa phương trên cả nước.
Trong 24 giờ qua, tại khu vực Đông Nam Á có bốn quốc gia ghi nhận các ca tử vong do Covid-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar.
Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về số ca mắc và tử vong. Trong một ngày qua, nước này ghi nhận thêm 4.029 ca mắc và 100 ca tử vong.
Theo sau là Philippines với 2.053 ca mắc và 61 ca tử vong. Myanmar và Malaysia tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 trong một ngày ở mức cao, lần lượt là 1.406 ca và 801 ca.
Các quốc gia, Brunei, Timor-Leste và Lào không ghi nhận ca mắc mới trong một ngày qua.
Dưới đây là thống kê cụ thể về số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại một số khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới theo Worldometers, tính đến 8 giờ 15 phút, sáng 29-10 (giờ Việt Nam).
Thống kê 10 quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới:
1. Mỹ: 9.118.547 ca mắc, 233.122 ca tử vong
2. Ấn Độ: 8.038.765 ca mắc, 120.563 ca tử vong
3. Brazil: 5.469.755 ca mắc, 158.468 ca tử vong
4. Nga: 1.563.976 ca mắc, 26.935 ca tử vong
5. Pháp: 1.235.132 ca mắc, 35.785 ca tử vong
6. Tây Ban Nha: 1.194.681 ca mắc, 35.466 ca tử vong
7. Argentina: 1.130.533 ca mắc, 30.071 ca tử vong
8. Colombia: 1.041.935 ca mắc, 30.753 ca tử vong
9. Anh: 942.275 ca mắc, 45.675 ca tử vong
10. Mexico: 901.268 ca mắc, 89.814 ca tử vong
Thống kê số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại các quốc gia Đông -Nam Á:
1. Indonesia: 400.483 ca mắc, 13.612 ca tử vong
2. Philippines: 375.180 ca mắc, 7.114 ca tử vong
3. Singapore: 57.987 ca mắc, 28 ca tử vong
4. Myanmar: 49.072 ca mắc, 1.172 ca tử vong
5. Malaysia: 29.441 ca mắc, 246 ca tử vong
6. Thái Lan: 3.759 ca mắc, 59 ca tử vong
7. Việt Nam: 1.173 ca mắc, 35 ca tử vong
8. Campuchia: 290 ca mắc
9. Brunei: 148 ca mắc, 03 ca tử vong
10. Timor-Leste: 30 ca mắc
11. Lào: 24 ca mắc
Thống kê số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại các khu vực trên thế giới:
1. Châu Á: 13.405.783 ca mắc, 238.684 ca tử vong
2. Bắc Mỹ: 10.908.115 ca mắc, 347.745 tử vong
3. Nam Mỹ: 9.523.067 ca mắc, 291.417 ca tử vong
4. Châu Âu: 9.105.237 ca mắc, 257.494 ca tử vong
5. Châu Phi: 1.759.578 ca mắc, 42.202 ca tử vong
6. Châu Đại Dương: 37.416 ca mắc, 970 ca tử vong