Chỉ thị về triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm

15:34, 27/02/2017

Ngày 23/02/2017, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 04/CT-UBND Về triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Báo Thái Nguyên điện tử đăng toàn văn nội dung Chỉ thị này:

Theo thông báo của Cục Thú y hiện nay trên địa bàn cả nước dịch Cúm gia cầm A/H5N1, A/H5N6 đang xảy ra tại 06 tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Nam Định, Sóc Trăng, Đồng Nai, Quảng Ngãi; gần 12.000 con gia cầm ốm chết buộc tiêu hủy; Cục Thú y nhận định nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8 có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.


Tại tỉnh Thái Nguyên ngày 21/02/2017, dịch Cúm gia cầm đã xuất hiện tại 09 hộ thuộc 02 xóm tại xã Bình Long huyện Võ Nhai, số gia cầm ốm chết, buộc tiêu huỷ là 777 con; theo kết quả trả lời xét nghiệm sổ 91/CĐ-XN ngày 23/02/2017 của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương có 02/02 mẫu dương tính (+) với vi rút cúm A/H5N1. Nhận định trong thời gian tới nguy cơ phát sinh, lây lan dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh là rất cao.

 

Để chủ động ngăn ngừa dịch cúm gia cầm phát sinh, lây lan, bùng phát trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ thị cho các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và đề nghị các tổ chức đoàn thể phối hợp tập trung chỉ đạo quyết liệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:

 

1. Khẩn trương chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Văn bản số 564/UBND-KGVX ngày 21/02/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

 

2. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh) phối hợp với cơ quan y tế các cấp và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm, xừ lý kịp thời các ổ dịch; tổng hợp diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh trước 17h30’ hàng ngày.

 

3. Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động chăm sóc, theo dõi sức khỏe các hộ gia đình có gia cầm chết do vi rút cúm gia cầm, trường hợp có dấu hiệu dịch bệnh lây truyền sang người phải có biện pháp cách ly xử lý khẩn cấp và báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

 

4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên chủ động phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phổ, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền đến từng cộng đồng dân cư, từng thôn, ấp, bản, trường học về tính chất nguy hiểm của dịch cúm gia cầm; vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm; khuyến cáo người dân đi đến từ vùng dịch bệnh cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng, tử vong.

 

5. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời.

 

6. Sở Công Thương, Công an tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới lưu thông, vận chuyển trên địa bàn tỉnh; không để hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không kiểm dịch, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường; tổ chức các chốt kiểm soát hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch đối với các địa phương có dịch xảy ra.

 

7. Đề nghị các tổ chức đoàn thể: Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh chỉ đạo tổ chức Hội các cấp phối họp yới cơ quan thú y, y tế hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm sâu rộng trong mạng lưới tổ chức hội từ tỉnh tới cơ sở và tại cộng đồng; giám sát, phát hiện, khai báo tình hình dịch bệnh, sẵn sàng huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch khi có yêu cầu.

 

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phổ, thị xã:

 

- Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm dịch bệnh, xử lý kịp thời ổ dịch mới phát sinh và báo cáo dịch theo quy định.

 

- Phân công nhiệm vụ và xác định trách nhiệm cụ thể của từng thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh động vật cấp huyện, xã; thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch ở cơ sở; tuyên truyền nâng cao nhận thức về tính chất nguy hiểm của dịch cúm gia cầm và tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch. Tổng họp diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm và kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng họp) trước 16h00’ hàng ngày.

 

- Chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư, kinh phí cho phòng, chông dịch cúm gia câm, quyêt tâm không để dịch phát sinh, lây lan rộng.

 

- Nghiêm túc tổ chức tiêm phòng vắc xin, triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của cơ quan thú y; quản lý chặt chẽ vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn; kịp thời giám sát phát hiện, khai báo dịch cúm gia cầm xảy ra tại địa phương, nghiêm cấm giấu dịch. Nếu phát hiện gia cầm ốm, chết có biểu hiện của bệnh cúm, nghi măc cúm gia câm phải tiên hành tiêu huỷ ngay toàn bộ đàn gia cầm có con mắc bệnh (không cần chờ kêt quả xét nghiệm).

 

- Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thiếu quyết liệt, khiến dịch bệnh cúm gia cầm lây lan trên diện rộng.

 

- Đối với địa phương đang có dịch cúm gia cầm: Yêu cầu phải thực hiện quyết liệt, triệt để các biện pháp phòng chống dịch ngay từ đầu khi mới phát hiện theo hướng dẫn của cơ quan thú y; cấm giết mổ, buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm trong vùng ổ dịch theo quy định của Luật Thú y; chỉ đạo tiêu huỷ không hỗ trợ đối với toàn bộ gia cầm và sản phẩm gia cầm vận chuyển nhập lậu, không có nguồn gốc xuất xứ, không có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y.

 

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị và đề nghị các tổ chức đoàn thể của tỉnh phổi hợp thực hiện để công tác phòng, chống dịch cúm cầm đạt hiệu quả./.