Giải thưởng Văn học Đông Nam Á đã mang lại vinh dự cho nhiều tác giả Việt Nam, mới đây nhất là nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư với tập truyện “Cánh đồng bất tận”.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về giải thưởng này, chúng tôi đã trao đổi với dịch giả Đào Kim Hoa-Phó trưởng ban Đối ngoại - Hội Nhà văn Việt Nam, người đã nhiều năm đảm nhận nhiệm vụ cầu nối giữa BTC với các nhà văn Việt Nam.
- Xin chị cho biết rõ hơn về sự ra đời cũng như quy chế cụ thể của giải thưởng Văn học Đông Nam Á?
- Ủy ban tổ chức giải thưởng Văn học Đông Nam Á được thành lập năm 1979, nhờ công của khách sạn Oriental Băng Cốc, Hãng Hàng không quốc tế Thái Lan, Hội Nhà văn Thái Lan, tổ chức Văn bút Thái Lan và cơ quan tài trợ khác. Giải thưởng này được trao hằng năm, nhằm khích lệ nhà văn các nước ASEAN. Mỗi nước thành viên ASEAN tự lựa chọn, đề cử một tác giả để Hội đồng giải thưởng Thái Lan xem xét, công nhận. Tác phẩm đề cử phải hội tụ đủ các tiêu chuẩn sau: là nguyên bản được in thành sách trong vòng từ 3 đến 5 năm trở lại; nội dung liên quan đến dân tộc và khu vực mà tác giả đang sống; tác phẩm phải mang tính văn học, viết bằng ngôn ngữ đang sử dụng trong nước; tác giả có đóng góp tích cực cho sự phát triển văn học và văn hóa nước mình…
- Như vậy, sẽ không có chuyện các nước Đông Nam Á luân phiên xét giải như một số người lầm tưởng?
- Đúng vậy. Năm nay là lần thứ 30 Hoàng gia Thái Lan tổ chức Lễ trao giải Văn học Đông Nam Á tại Băng Cốc.
- Thưa chị, đến nay đã có bao nhiêu nhà văn Việt
- Năm 1996, Hội Nhà văn Việt
- Phần thưởng của giải có ổn định không? Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ trao giải, thưa chị?
- Phần thưởng của giải luôn ở mức gần 2000 USD. Hằng năm, vào tuần cuối cùng của tháng 9, lễ trao giải được tổ chức trọng thể trong một tuần tại thủ đô Băng Cốc. Các tác giả đoạt giải được bố trí tiếp xúc với báo chí, công chúng, tặng sách cho thư viện Hoàng gia Thái Lan, thăm di tích lịch sử, văn hóa… Thái tử hoặc Công chúa Thái Lan sẽ trực tiếp trao giải - gồm bằng chứng nhận và tiền thưởng.
- Xin cảm ơn chị!