Luận bàn về lịch!

14:28, 14/09/2012

Luận thuyết âm dương ngũ hành, cơ sở chủ yếu cho mọi hoạt động mang tính dự báo, xuất hiện từ thời Chu bên Trung Quốc, là một khái niệm triết học nhằm hiện thực hóa các vật chất đa dạng trong tự nhiên thành năm chất chính: Kim - Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ rồi phân tích bản chất của chúng để khái quát tất cả sự vận động và phát triển của tự nhiên, con người và xã hội.

Trải qua lịch sử phát triển hơn 2000 năm, phương pháp chọn xem ngày tốt xấu đã trở thành một bộ môn nghiên cứu, dựa trên sự sinh diệt, khắc hợp của âm dương ngũ hành và can chi để luận giải cát hung. Xét về ý nghĩa xã hội, bộ môn chọn ngày có ảnh hưởng rộng lớn bởi có đến 9/10 nhân loại có lòng tin vào tốt xấu, may mắn, bất hạnh bằng hình thức này hoặc hình thức khác.

 

Vì những nhu cầu cơ bản này, tất cả các loại lịch đều dựa trên các mốc thời gian khác nhau để phân chia từ mấy trăm năm đến giờ, phút. Tuy có nhiều cách chia khác nhau theo quan niệm văn hóa và tín ngưỡng của mỗi dân tộc, nhưng các vùng, khu vực gần nhau đều chịu ảnh hưởng nhất định của nhau và cùng dẫn đến hiệu quả ứng dụng thực tế là chọn ngày lành tháng tốt. Dân tộc đầu tiên căn cứ vào mặt trời để tính lịch là người Aicập cổ đại, trước khi xây dựng Kim tự tháp, họ đã sáng tạo ra loại lịch 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và thêm 5 ngày vào làm lễ hội. Vào khoảng năm 2357 trước Công nguyên, người Trung Quốc đã căn cứ vào chu kỳ mặt trăng để tạo ra loại lịch có 365 ngày. Ngoài ra cũng có một số loại lịch của các tôn giáo khác như: Lịch Kitô giáo, lịch Hồi giáo, lịch Do thái, lịch Phật giáo bắt đầu từ năm 544 trước CN... nhưng những điểm cơ bản của lịch tập trung vào các khái niệm: Ngày (khoảng thời gian có ánh sáng tự nhiên đến khi đêm xuống), tháng (khoảng thời gian được tính theo sự vận động của mặt trăng), năm (khoảng thời gian để trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời). Hoàng đạo (zodiac) là một vòng đai tưởng tượng của các nhà chiêm tinh trên bầu trời thiên văn bao gồm các quỹ đạo của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khác được chia thành 12 cung và mang ý nghĩa tốt đẹp nhất vào mỗi thời điểm các hành tinh giao chiếu nhau, vì thế người ta vẫn quen gọi là chọn ngày giờ Hoàng đạo. Tuy nhiên, người Trung Hoa lại có cách tính lịch tốt xấu tương tự như vậy với quan niệm dựa vào 12 địa chi, xét trên xung hợp để chọn ra Cát nhật (ngày tốt). Trong cuốn Kinh thư nổi tiếng của Ngũ kinh Trung Quốc có thuật lại việc vua Nghiêu khoảng 2300 năm trước CN đã lệnh cho các quan làm lịch đi khắp bốn phương để theo dõi sự di chuyển của 4 ngôi sao đặc biệt rồi xác định ranh giới của bốn mùa và kết quả đã tìm ra 4 tiết chính vô cùng quan trọng: Xuân phân - Hạ chí - Thu phân - Đông chí, tiếp sau đó lại từ tiết ấy mà chia nhỏ thành 24 tiết khí như ta biết như hiện nay, rồi lại lấy chu kỳ của mặt trăng để tính tháng. Lịch Vạn niên lấy địa chi Dần làm tháng khởi đầu mùa xuân của một năm, vì nó rơi vào thời điểm âm dương quân bình. Sau khi hoàn thành hệ thống lịch, người ta tiếp tục tìm kiếm và khai thác cái hay dở, tốt xấu của ngày tháng bằng những nguyên tắc xung khắc của ngũ hành.

 

Luận thuyết âm dương ngũ hành, cơ sở chủ yếu cho mọi hoạt động mang tính dự báo, xuất hiện từ thời Chu bên Trung Quốc, là một khái niệm triết học nhằm hiện thực hóa các vật chất đa dạng trong tự nhiên thành năm chất chính: Kim- Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ rồi phân tích bản chất của chúng để khái quát tất cả sự vận động và phát triển của tự nhiên, con người và xã hội. Đến thời Chiến quốc, các học giả lại sáng tạo thêm và kiến giải được bốn mùa (còn gọi là tứ quý), 12 tháng, thập can, tứ phương, ngũ âm, ngũ vị đều tồn tại theo nguyên lý tương sinh, tương khắc của ngũ hành. Sự phối hợp thiên can và địa chi theo âm dương ngũ hành là hạt nhân cơ bản nhất vì nó tuân thủ theo một nguyên tắc: Can dương kết hợp với chi dương, can âm kết hợp với chi âm, cứ như thế lần lượt tạo thành một chu kỳ 60 năm (lục thập hoa giáp). Cho đến tận bây giờ, lý thuyết này vẫn không thay đổi, gồm có 10 thiên can: Giáp (+Mộc), Ất (-Mộc), Bính (+Hỏa), Đinh (-Hỏa), Mậu (+Thổ), Kỷ (-Thổ), Canh (+Kim), Tân (-Kim), Nhâm (+Thủy), Quý (-Thủy) và 12 địa chi: Dần (+Mộc), Mão (-Mộc), Thìn, Tuất (+Thổ), Sửu, Mùi (-Thổ), Tị (-Hỏa), Ngọ (+Hỏa), Thân (+Kim), Dậu (-Kim), Hợi (-Thủy), Tý (+Thủy). Quan hệ giữa ngũ hành do đó có tương sinh (8): Kim 8 Thủy 8 Mộc 8 Hỏa 8 Thổ 8 Kim và tương khắc (#): Kim # Mộc # Thổ # Thủy # Hỏa # Kim. Tất cả các thiên can và địa chi do được phân chia ra 5 nhóm mang thuộc tính ngũ hành khác nhau, nên tất nhiên cũng phải có quan hệ sinh khắc với nhau. Thiên can tương sinh: Giáp, Ất (Mộc) 8 Bính, Đinh (Hỏa)8 Mậu, Kỷ (Thổ) 8 Canh, Tân (Kim) 8 Nhâm, Quý (Thủy) 8 Giáp, Ất (Mộc). Thiên can tương khắc: Giáp, Ất (Mộc) # Mậu, Kỷ (Thổ); Nhâm, Quý (Thủy) # Bính, Đinh (Hỏa); Canh, Tân (Kim) # Giáp, Ất (Mộc). Địa chi tương sinh: Dần, Mão (Mộc) 8 Tị, Ngọ (Hỏa); Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) 8 Thân, Dậu (Kim); Hợi, Tý (Thủy) 8 Dần, Mão (Mộc). Địa chi tương khắc: Dần, Mão (Mộc) # Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ); Hợi, Tý (Thủy) # Tị, Ngọ (Hỏa); Thân, Dậu (Kim) # Dần, Mão (Mộc). Ngoài ra, các thiên can còn kết hợp với nhau để biến đổi thuộc tính ngũ hành: Giáp + Kỷ hóa Thổ, Ất + Canh hóa Kim, Bính + Tân hóa Thủy, Đinh + Nhâm hóa Mộc, Mậu + Quý hóa Hỏa. Còn địa chi thì có lục hợp và lục xung: Tý, Sửu hợp Thổ; Dần, Hợi hợp Mộc; Mão, Tuất hợp Hỏa; Thìn, Dậu hợp Kim; Tị, Thân hợp Thủy; Ngọ, Mùi hợp Hỏa và lục xung là: Tý # Ngọ; Sửu # Mùi; Dần # Thân; Mão # Dậu; Thìn # Tuất; Tị # Hợi và tiếp theo là một loạt những quy tắc về địa chi tam hợp, tương hình, lục phá, lục hại... nhưng tất cả đều dựa trên các mối quan hệ của ngũ hành sinh khắc. Nhìn nhận tổng quát, luật sinh khắc ngũ hành có thể diễn giải thành 5 mối quan hệ chính giống như của con người trong xã hội: Ta sinh ra nó - nó sinh ra ta - ta khắc nó - nó khắc ta - ta và nó tương đồng.

 

Trong mỗi năm, ngũ hành chịu ảnh hưởng của khí hậu mà biến hóa vượng suy theo năm trạng thái: Vượng (trạng thái phát triển mạnh mẽ); Tướng (trạng thái mới sinh ra và bắt đầu phát triển); Hưu (bắt đầu quá trình thoái hóa, không còn tác dụng nữa); Tù (bị suy kém, vây khốn); Tử (bị khắc chế, coi như chết). Ví dụ như vào mùa xuân thì hành Mộc vượng tất sinh Hỏa nên Hỏa tướng. Mộc khắc Thổ nên Thổ bị tử, trong khi ấy Thủy sinh Mộc xong nên ở trạng thái hưu và Kim bị tù. Các mùa khác cũng tương tự như vậy: Mùa hạ Hỏa vượng, Thổ tướng, Mộc hưu, Thủy tù, Kim tử; mùa thu Kim vượng, Thủy tướng, Thổ hưu, Hỏa tù, Mộc tử; mùa đông Thủy vượng, Mộc tướng, Kim hưu, Thổ tù, Hỏa tử; các tháng giao mùa Thổ vượng, Kim tướng, Hỏa hưu, Mộc tù, Thủy tử. Ngũ hành còn phải trải qua một vòng Trường sinh từ khi mới sinh ra đến khi chuyển hóa gồm 12 giai đoạn như sau: Trường sinh (vạn vật bắt đầu phát triển như con người ra đời để bắt đầu quá trình lớn lên), Mộc dục (vạn vật mới sinh ra còn non nớt, dễ bị tổn thương như trẻ con mới sinh ba ngày), Quan đới (vạn vật dần dần tốt lên như con người có áo mũ chỉnh tề), Lâm quan (người bắt đầu làm quan), Đế vượng (người trưởng thành và hưng vượng), Suy (khí lực đã suy yếu kém đi), Bệnh (ốm yếu như bệnh nhân), Tử (chết, lụi tàn), Mộ (chôn vào trong mộ, thụ khí mới), Tuyệt (chưa thành hình hài gì), Thai (khí hun đúc nên vạn vật, như người mẹ thụ thai), Dưỡng (thai nhi bắt đầu thành hình trong bụng mẹ). Lịch pháp phương Đông muốn sử dụng vòng luân hóa ấy để tạo ra quy luật cho cách đoán biết tốt-xấu thích ứng với trời đất, tự nhiên vì ngũ hành sống nhờ vào 12 cung, đi hết một chu kỳ và quay lại từ đầu, bản thể của vạn vật cũng giống như người, tuần hoàn suốt 12 cung luân hồi giống như thuyết Thập nhị nhân duyên của Phật giáo nói về trình tự duyên khởi chúng sinh gồm: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xác, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.