Năm 2017, toàn tỉnh có thêm 12 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh được thẩm định tu bổ - tôn tạo.
Trong đó huyện Phú Bình có 4 di tích: Đình Diệm Dương (Nga My); đình Đoài (Hà Châu); chùa Bàn Đạt (Bàn Đạt), nghè Mét (Dương Thành). T.X Phổ Yên có 1 di tích: Đình Thượng Giã (Trung Thành). Huyện Đại Từ có 3 di tích: Địa điểm Quân y xá Trần Quốc Toản ở và làm việc (1947-1949) (Mỹ Yên); địa điểm Hội nghị trù bị lấy ngày 27-7-1947 là Ngày Thương binh, liệt sĨ (Phú Thịnh); đền Sảng, Hồ Vai Miếu (Ký Phú). T.P Thái Nguyên có 3 di tích: Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc; trận địa Đại đội 5, Trung đoàn Pháo cao xạ 256 (Quang Vinh); Di tích thành lập Trung đoàn 88 Tu Vũ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở Gò pháo (năm 1949 ở xã Tân Cương). Huyện Võ Nhai có 1 di tích: Đền Đình Cả (thị trấn Đình Cả).
Trong năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương, báo cáo kinh tế kỹ thuật 3 hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích Quốc gia hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai); Di tích chùa Úc Kỳ, xã Úc Kỳ (Phú Bình); nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Keo En, xã Thanh Định (Định Hóa). Sở cũng đã hoàn thành 2 hồ sơ trích ngang trình Cục Di sản văn hóa thỏa thuận xếp hạng Quốc gia; 10 hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh thuộc các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, T.X Phổ Yên; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 3 di sản, gồm: Hát Lượn Cọi của người Tày huyện Định Hóa; lễ hội Cầu Mùa của người Sán Chay, huyện Phú Lương và Lễ hội đình Phương Độ, huyện Phú Bình.