Đó là nội dung xuyên suốt tại trưng bày: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” do Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc triển khai công tác hội năm 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trong hai ngày 13 đến 14-4, tại Nha Trang, Khánh Hòa.
Các ấn phẩm tại trưng bày “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. |
Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023); 73 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2023).
Trưng bày gồm 8 vách và hơn 20 tài liệu, hiện vật gốc tuyển chọn từ hàng nghìn tờ báo và hình ảnh tư liệu với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” như bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam – in lần đầu trên Tạp chí Tiên phong, số 1 của Hội Văn hóa Cứu quốc; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về văn hóa qua các thời kỳ; các bài viết, hình ảnh, hoạt động liên quan đến văn hóa suốt 80 năm qua; Văn hóa báo chí và đạo đức người làm báo…
Chia sẻ sau khi tham quan trưng bày, nhà báo Phạm Vũ Tuấn, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Bắc Ninh bày tỏ ấn tượng với trưng bày và cho rằng, trưng bày đã nêu bật được ý nghĩa lịch sử, tác động xã hội và sức sống lâu dài của Đề cương về văn hóa Việt Nam. Qua trưng bày, báo chí cách mạng đã tỏ rõ vai trò xuyên suốt, nổi bật trong truyền bá văn hóa Việt Nam, góp phần bồi đắp các giá trị con người mới Việt Nam.
Cách đây 80 năm, trong tình thế nước sôi lửa bỏng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã thông qua Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo, với ba nguyên tắc cơ bản là: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Ðề cương được xem là bản tuyên ngôn, cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Ðảng ta. Những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và giá trị cốt lõi của Đề cương vẫn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa soi đường, định hướng cho tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin