Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau. Bao đời nay, hình ảnh khăn piêu, áo cóm được coi là bản sắc, là giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái ở Lai Châu.
|
Khăn piêu người Thái được thêu hoa văn sặc sỡ phía hai đầu và loại vải được chọn thêu khăn đã được nhuộm chàm. (Trong ảnh: Thiếu nữ dân tộc Thái e ấp, dịu dàng hơn nhờ chiếc khăn piêu) |
|
Qua sự cần cù, chịu thương chịu khó và đôi tay khéo léo của phụ nữ Thái đã tạo nên những chiếc khăn piêu tinh hoa mang bản sắc văn hóa dân tộc. |
|
Với gam màu chủ đạo tươi sáng, rực rỡ, đường nét hoa văn đa dạng làm từ nguyên liệu tự nhiên là sợi tơ tằm và thổ cẩm đã tạo nên những bộ trang phục dân tộc giàu bản sắc. |
|
Thiếu nữ Thái trong trang phục truyền thống chơi ném còn trong ngày hội |
|
Để tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống của phụ nữ Thái thì ngoài trang phục áo cóm, váy nhung đen, không thể thiếu các phụ kiện đi kèm như: Thắt lưng; khăn piêu; xà cạp và các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay… |
|
Chiếc áo cóm (áo ngắn) bó sát thân hình, phía trước áo được trang trí hai hàng cúc hình con bướm, có ý nghĩa nhân sinh tinh tế, tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, sự hài hòa âm dương |
|
Khi tắm suối, chiếc váy bó sát thân luôn đi kèm. |
|
Trong các lễ hội, khăn piêu trở thành đạo cụ nổi bật khi trình diễn các làn diệu dân ca, dân vũ truyền thống của đồng bào Thái. |
|
Trang phục váy áo, khăn truyền thống của phụ nữ Thái được chị em trưng diện trong các ngày lễ Tết, ngày hội của bản, làng, như một nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc mình, góp phần gìn giữ nét đặc sắc trong đời sống của cộng đồng 54 dân Việt Nam. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin