Mỗi trường học một vườn rau, mỗi giáo viên là hạt nhân tích cực xây dựng vùng rau sạch hỗ trợ bếp ăn tập thể. Đó là biện pháp chủ động kiểm soát thực phẩm an toàn đang được hệ thống các trường mầm non của huyện Định Hóa triển khai và nhân rộng thành phong trào.
Ngành Giáo dục huyện Định Hóa có 24 trường mầm non, với gần 6.400 suất ăn bán trú với 33 bếp ăn tập thể, gồm cả các điểm trường ở phân tán tại các cụm dân cư vùng sâu, vùng xa. Để đảm bảo bữa ăn an toàn, Ngành luôn trú trọng kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ngay tại khu vực trường học và địa phương nơi trường và điểm trường tổ chức bếp ăn. Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thường xuyên phối hợp với cơ quan chuyên môn, chính quyền các xã, thị trấn và Hội phụ huynh học sinh tuyên truyền nâng cao nhận thức và chung tay chăm lo bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Bên cạnh các hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên nấu ăn, ký cam kết về ATVSTP giữa nhà trường, Hội phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương, ngành Giáo dục đã mở cuộc vận động “Mỗi trường học một vườn rau, mỗi giáo viên là hạt nhân tích cực xây dựng vùng rau sạch hỗ trợ bếp ăn tập thể” để cụ thể hóa các chủ trương, quy định pháp luật về ATVSTP.
Đồng chí Tô Thị Ninh, Phó Trưởng phòng Giáo dục vaâ Àaâo taåo huyïån cho biïët: Để thực hiện đúng quy định pháp luật về ATVSTP đối với các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn. Với huyện Định Hóa, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp, nhà cung cấp thực phẩm nào chuyên nghiệp, có đủ các điều kiện về tiêu chuẩn ATVSTP. Nếu đặt hàng các doanh nghiệp hoặc các siêu thị… thì khoảng cách rất xa trường học, chi phí vận chuyển tăng, suất ăn cũng bị đội giá và khó nữa là khâu vận chuyển, bảo quản… Vì vậy, Ngaânh àûa ra giải pháp là phải chủ động nguồn thực phẩm, nhất là rau xanh. Mặc dù đây không phải là giải pháp lâu dài, nhưng khắc phục được những hạn chế về điều kiện chăm sóc trẻ em miền núi, vùng cao. Quan trọng hơn nữa là gián tiếp tuyên truyền, giáo dục về ATVSTP đến người dân thay đổi thói quen, hành vi mất an toàn với thực phẩm thông qua kênh Hội phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương.
Được biết từ năm học 2016-2017, chủ trường xây dựng vườn rau an toàn cho bếp ăn mầm non từ nhà trường đến khu dân cư được triển khai. Àến nay, 100% các trường mầm non đều đã có vườn rau an toàn. Trong tổng số 33 bếp ăn cho các trường, điểm trường mầm non hiện đã xây dựng được trên 10.000m2 vườn rau an toàn. Cô giáo Ma Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Trung Höåi cho biïët: Khuôn viên và diện tích đất của Trường không rộng và không đủ để thiết kế vườn rau, nhưng được sự hỗ trợ tích cực của Hội phụ huynh hoåc sinh, nên Trường đã mượn được trên 300m2 đất tại khu dân cư làm vườn rau an toàn. Ban đầu làm theo hình thức ô mẫu và giáo viên trực tiếp chịu trách nhiệm chăm sóc hàng ngày. Nhưng sau vài vụ nhân dân đã tiếp cận được với quy trình chăm sóc rau an toàn nên nhận chăm sóc và phối hợp với Nhà trường cung cấp cho bếp ăn tập thể. Từ ô mẫu ban đầu, đến nay Trường đã hợp đồng được thêm nhiều hộ tham gia chuỗi sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn. Mỗi gia đình sản xuất một loại rau và đến vụ chủ động báo với Trường để lên lịch thu hoạch. Mỗi vườn rau được Nhà trường giao cho từng nhóm giáo viên chịu trách nhiệm phối hợp kiểm soát quy trình sản xuất bảo đảm an toàn trước khi đưa vào chế biến. Bên cạnh tính chất vận động, mỗi hộ tham gia chuỗi cung cấp rau an toàn phải ký cam kết trách nhiệm với Nhà trường và Hội Phụ huynh học sinh.
Có thể nói, với cách làm mà ngành Giáo dục Định Hóa đã và đang thực hiện đã góp phần chủ động kiểm soát, đồng thời tạo hiệu ứng tốt có tính lan tỏa sâu trong cộng đồng xã hội về ATVSTP.