An toàn vệ sinh thực phẩm: Để không còn đến hẹn lại lo

10:10, 09/02/2021

Tết Nguyên đán Tân Sửu đã cận kề, đây cũng là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn nhất trong năm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021, đồng thời bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành của tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm đã triển khai chương trình hành động thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Trước tác động của dịch COVID-19, Chi cụ An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm trên bề mặt bao bì thực phẩm nhập khẩu, đồng thời thực hiện ký cam kết báo cáo hàng ngày về các lô hàng nhập khẩu xuất bán theo địa chỉ để có truy xuất nguồn gốc, truy vết khi cần thiết. Theo đăng ký của các địa phương (nơi có hoạt động lễ hội và tín ngưỡng được cấp phép), trên địa bàn toàn tỉnh có trên 200 cơ sở tổ chức dịch vụ ăn uống. Đến nay, Chi cục ATVSTP đã tiến hành phổ biến các quy định pháp luật và kiến về ATVSTP và các quy định về phòng chống dịch COVID-19. Trong 3 năm trở lại đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm

Đồng chí Lý Văn Cảnh, Chi cụ trưởng, Chi cục ATVSTP cho biết:” Trong 3 năm trở lại đây, dịp Tết và lễ hội đầu Xuân đã không còn xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Điều đó có thể thấy nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi tíc cực về ATVSTP. Theo báo có của các đơn vị cung ứng hàng hóa về thực phẩm, Tết Tân Sửu hầu như các siêu thị, cửa hàng phân phối đều bán hết hàng và lưu lượng khách hàng tăng trên 20% so với năm trước. Đặc biệt, mức độ tiêu thụ bán lẻ tăng, như vậy thói quen tích trữ thực phẩm trong gia đình đã giảm. Đây cũng là vấn đề làm giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm do bảo quản tại gia đình. Khó khăn nhất hiện nay là vấn đề kiểm soát việc sử dụng rượu nấu tại các gia đình, khu dân cư. Hiện tại pháp luật đã có các quy định về việc quản lý và kiểm định rượu lưu hành trên thị trường, song việc chấp hành chưa thực sự được tốt. Nhiều sản phẩm và các công thức chế biến. Lo lắng nhất đối với công tác ATVSTP dịp Tết chính là bữa cơm gia đình và ở vúng nông thôn, khi điều kiện kinh tế, nhận thức còn nhiều hạn chế, người dân dễ dàng chấp thuận thực phẩm tự chế biến mà không kiểm soát được các điều kiện về ATVSTP”.

Theo báo cáo của các cơ quan liên ngành (Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và PTNT), đến thời điểm hiện nay,  100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về ATVSTP. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại nhất đối với sức khỏe cộng đồng chính là phương pháp, cách thức sử dụng thực phẩm của người dân. Khảo sát về vấn đề nhận thức của người dân tại cá cụm dân cư đối với ATVSTP năm 2020 đã có trên 90% năm bắt đầy đủ các quy định và phân biệt đúng về ATVSTP; trên 80% người dân khi mua thực phẩm đều hỏi rõ về nguồn gốc, xuất sứ và quy trình sản xuất. Đặc biệt, trên 70% người dân đã thay đổi thói quen tích trữ thực phẩm dài ngày, nhất là dịp lễ, Tết.