Đây là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, do Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh tổ chức ngày 6-1.
Bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên khám sức khỏe cho thai nhi và sản phụ trước khi sinh. |
Trong năm 2022, Thái Nguyên đã triển khai thực hiện công tác dân số - KHHGĐ có nền nếp, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Theo đó, ước tính số trẻ sinh ra trên địa bàn tỉnh là gần 14 nghìn trẻ, giảm hơn 2,4 nghìn trẻ so với năm trước; tỷ số giới tính khi sinh là 113,5 trẻ nam/100 trẻ nữ (năm 2021 là 113,9 trẻ nam/100 trẻ nữ); tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh đạt xấp xỉ 38%; số người cao tuổi khám sức khỏe định kỳ đạt 37%, vượt 2% so với kế hoạch đề ra…. Việc triển khai thực hiện một số đề án như: Đề án 818, Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025... mang lại nhiều kết quả tích cực.
Năm 2023, lực lượng cán bộ làm công tác dân số, KHHGĐ của tỉnh tiếp tục duy trì vững chắc mức sinh thay thế, thực hiện cuộc vận động Mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Cùng với đó là chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số. Thái Nguyên phấn đấu năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh là 113 bé trai/100 bé gái; tổng tỷ suất sinh là 2,12 con/phụ nữ; tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khoẻ trước khi kết hôn là 25%; tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 35%...
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin