Thực phẩm mọi người ăn vào có ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất và tinh thần.
Nên ăn khoảng 1 nắm các loại hạt mỗi ngày, tương đương khoảng 28 gram
Một số loại thực phẩm tốt cho tim, còn một số lại rất có hại. Hoặc một số loại thực phẩm có thể không tốt cho bệnh tiểu đường và một số loại khác lại gây nguy cơ đột quỵ.
Các cơ quan y tế của Mỹ đã nghiên cứu tác động của 10 loại thực phẩm đối với tỷ lệ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường, theo Timesnownews.
Nghiên cứu đã phát hiện có 5 thứ nên ăn và 5 thứ nên cắt giảm, mà nếu làm sai có thể gây ra 45% trường hợp tử vong do bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ, theo Timesnownews.
Bắt buộc mỗi ngày phải ăn 5 chén rau sống hoặc 2,5 chén rau nấu chín
Sau đây là 5 loại thực phẩm bạn nên ăn đủ và 5 thứ nên tránh để có sức khỏe tim mạch tốt hơn và giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường hoặc đột quỵ:
1. Các loại hạt: Nên ăn khoảng 1 nắm nhỏ các loại hạt mỗi ngày, tương đương khoảng 28 gram.
2. Hải sản: Cần ăn khoảng 350 gram mỗi tuần.
3. Rau: Bắt buộc mỗi ngày phải ăn 5 chén rau sống hoặc 2,5 chén rau nấu chín, thường thì đa số mọi người không ăn đủ mức này, theo Timesnownews.
Hãy ăn rau luộc, xào hoặc ăn sống, để giữ được tất cả các chất dinh dưỡng trong rau. Nên ăn ít nhất nửa đĩa rau cho mỗi bữa ăn.
Chế độ ăn rau và trái cây bảo vệ não và tim tốt hơn rất nhiều so với ăn thực phẩm chế biến sẵn. Các loại rau tốt cho tim mạch là rau bó xôi, cà chua, súp lơ xanh …
4. Trái cây: Nên ăn 4 phần trái cây mỗi ngày. 1 phần trái cây tương đương với 1 chén. Các loại trái cây tốt nhất cho tim gồm trái bơ, quả mọng, táo, nho, lựu.
Cố gắng ăn trái cây trong mỗi bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Trái cây đông lạnh cũng tốt.
Nghiên cứu của Harvard khuyến khích ăn "2 phần trái cây và 3 phần rau mỗi ngày" để khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ, theo Timesnownews.
5. Ngũ cốc nguyên hạt: Có thể ăn 4 phần ngũ cốc thô mỗi ngày. 1 phần bằng 1 lát bánh mì đen hoặc nửa chén ngũ cốc thô nấu chín. Hãy thử các loại như lúa mạch, hạt kê, hạt quinoa, lúa mì hoặc gạo lứt.
6. Thay thế chất béo bão hòa: Hãy thay thế chất béo bão hòa như bơ thực vật, thịt đỏ, thịt mỡ và da gia súc gia cầm, sữa nguyên kem, bằng chất béo không bão hòa đa, như các loại dầu thực vật, như dầu hạt cải hoặc dầu ô liu, dầu đậu nành - khoảng 1, 2 muỗng canh mỗi ngày.
7. Cắt giảm muối: Hãy cắt giảm đến giới hạn an toàn không quá 2 gram muối mỗi ngày. Hạn chế các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm đóng gói và thức ăn nhanh, cũng như các loại gia vị như nước xốt đóng chai.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên nên cắt giảm những món ăn nhiều muối, gồm bánh mì, bánh pizza, bánh mì sandwich, thịt nguội và thịt đông lạnh, súp đóng hộp.
8. Cắt giảm chất béo chuyển hóa, thịt chế biến, carbohydrate tinh chế
Chế độ ăn uống lành mạnh nên giảm thiểu việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa - có nhiều trong đồ chiên, bánh quy. Cũng nên tránh thịt chế biến, carbohydrate tinh chế và đồ uống có đường. Nên tập trung ăn nhiều rau, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc thô, thịt nạc, cá, theo Timesnownews.