TNĐT - Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được sống làm việc bên cạnh Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã rút ra cho mình nhiều bài học quý giá từ những chỉ bảo của Bác trong công việc thường ngày. Một trong những bài học đó là cách Bác dạy Đại tướng viết báo
Năm 1941, Bác Hồ từ nước ngoài về Pắc Bó (Cao Bằng) chuẩn bị mọi mặt để thành lập Việt
Bác kể lại với chúng tôi về những ngày đầu tiên Bác học nghề viết báo ở bên Pháp. Người ta yêu cầu Bác khi thì kéo dài một bài báo ra, khi thì rút ngắn lại, kéo dài đã khó, rút ngắn lại càng khó hơn.
Nghe Bác nói vậy, tôi thấy rất đúng, nhưng chính tôi phải làm như Bác, tôi mới thật thấm thía. Một hôm, Bác giao tôi viết bài về vấn đề phụ nữ cho một trong số báo đầu tiên của báo Việt
Thế rồi từ bài báo gần 1.000 chữ, tôi phải rút ngắn đi 5 lần, lại phải viết thế nào cho đồng bào ai nghe đọc cũng hiểu được, một công việc quả là gian khổ, buộc tôi phải cân nhắc từng ý, từng chữ để đạt yêu cầu Bác đề ra. Cuối cùng, bài viết xong, tôi nhờ Bác đọc lại và cho ý kiến. Nhưng lần này Bác lại làm khác. Bác cho mời mấy người làm ở xung quanh lại: đồng chí Dương Đại Lâm, chị Nông Thị Trừng, đồng chí Lộc “anh nuôi”... Tất cả ngồi quây quần bên Bác. Tôi đọc bài báo mới viết lại, đọc chậm, rành rọt từng câu, từng chữ. Đọc xong, tôi ngồi đợi ý kiến của cử tọa, như một người thi chờ công bố kết quả. Bác Hồ thân mật hỏi:
- Thế nào, các cô chú nghe chú Văn đọc có hiểu không?
Mọi người đáp:
- Hiểu ạ!
Bác hỏi tiếp:
- Hay không?
Mọi người đáp:
- Hay ạ!
Bác hỏi thêm vài câu kiểm tra xem mọi người có hiểu thực không. Sau đó Bác cười và nói “Bài của chú thế là được”.
Thế là bài của tôi đã được “Tổng Biên tập” thứ nhất là Bác Hồ và “Tổng Biên tập” thứ hai là tập thể anh em xung quanh duyệt và thông qua. Bài được đăng trên báo Việt