Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc

17:05, 16/04/2009

Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh hình thành từ  những năm 20 và tư tưởng khối đại đoàn kết không phân biệt tôn giáo dân tộc của Người cũng hình thành từ đấy.  

Trong những ngày hoạt động cách mạng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa, Người đã sống và làm việc tại Cao Bằng, mặc dù bận nhiều việc, Người vẫn dành thời gian để thăm hỏi, tiếp xúc với đồng bào địa phương, tìm hiểu và tôn trọng tập quán, tín ngưỡng của đồng bào. Thực tiễn hoạt động cách mạng của Người cho thấy Người luôn chú trọng và xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tuyên truyền giác ngộ đồng bào để đồng bào tin tưởng hiểu rõ cách mạng, đi theo cách mạng. Bác nói: Đảng ta nhất thiết phải dựa vào quần chúng, ta phải chịu khó tuyên truyền vận động cách mạng trong quần chúng, làm cho nhân dân các dân tộc đoàn kết một lòng. Khi thời cơ đến sẽ vùng dậy đánh đổ quân thù

 

Sau cách mạng tháng Tám, những nhu cầu khác nhau của các dân tộc bắt đầu phát sinh và cần giải quyết một cách thận trọng. Do vậy ở cương vị Chủ tịch nước Người đã dành thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc: kịp thời động viên đồng bào thượng du tỏ rõ  lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể đóng góp cho kháng chiến và kêu gọi đồng bào tiếp tục ủng họ kháng chiến bằng cách tăng gia sản xuât lúa gạo để giúp đỡ bộ đội

 

Sau năm 1954, sự nghiệp cách mạng chuyển sang giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Thời gian này Người dành cho đồng bào miền núi sự quan tâm về mọi mặt.

 

Trong thời chiến cũng như thời bình Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề đoàn kết thân ái giữa các dân tộc. Tại Hội nghị cán bộ miền núi 1/9/1962 Người nói: Chính sách  của Đảng và Chính phủ đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong đó có 2 điều quan trọng là đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống đồng bào. Người vận động đồng bào giúp nhau trong sản xuất xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Người cho rằng để thực hiện tốt chính sách của Đảng, Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần phải có đội ngũ lãnh đạo địa phương có trình độ, có nhiệt huyết có tinh thần cao đối với công việc. Chính vì vậy Người trú trọng đến công tác đào tạo cán bộ, củng cố các tổ chức đảng, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, coi họ là cánh tay đắc lực hỗ trợ cho cán bộ lãnh đạo.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực không ngừng nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số dựa trên cơ sở đoàn kết bình đẳng thân ái các dân tộc để cùng nhau tiến bộ. Bằng những biện pháp việc làm, chủ trương chính sách cụ thể Người đã vạch ra hướng đi cho nhân dân miền núi, nhằm phát triển miền núi về mọi mặt, xóa đi sự cách biệt giữa miền núi và miền xuôi.

 

Ngày nay, bài học về tư tưởng bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc của Người sẽ tiếp tục giúp chúng ta hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.